Cảm nhận về nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Trung bình: 4,48
Đánh giá: 167
Bạn đánh giá: Chưa

    Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông thuộc một trong số nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay (Nguyên Ngọc). Sự tinh anh và tài năng của Nguyễn Minh Châu được thể hiện qua quá trình tư duy nghệ thuật. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một phát hiện về đời sống con người theo hướng đổi mới tư duy ấy. Bao nghịch lí cuộc đời, bao nghiệt ngã của cuộc sống được mở ra, được vỡ lẽ từ một tờ lịch “tĩnh vật” thuần tuý của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong một chuyến đi thực tế. Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.


    Phùng là một người say mê nghề nhiếp ảnh. Xuất thân là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có cái tâm trong sáng, có tình yêu đối với nghề nghiệp. Anh rung động sâu sắc trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, có khát vọng, lí tưởng, sáng tạo nên những tác phẩm chân chính. Anh đã được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ chụp một bức ảnh về thuyền và biển để in trong bộ lịch năm sau. Phùng đã tìm đến vùng biển miền Trung đầy nắng và gió, là chiến trường năm xưa để tìm cảm hứng. Anh đã dành suốt một tuần để tìm kiếm khoảnh khắc đẹp, cuối cùng cũng đã có một tấm ảnh ưng ý có thể xem là một cảnh đắt trời cho. Trên mặt biển còn mờ sương, một chiếc thuyền thu lưới đang tiến vào bờ mới đẹp làm sao! Nó đẹp, thơ mộng như “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”. Hình ảnh chiếc thuyền “in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào…” Toàn bộ khung cảnh từ đưòng nét đến ánh sáng đều hài hoà đẹp đến mê hồn. Có lẽ đây là cảnh đẹp có một không hai trong cuộc đời cầm máy của anh. Dường như ngắm nhìn hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận thiện tận mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi. Phùng là một người nhạy cảm, yêu cái đẹp một cách tha thiết. Và trước vẻ đẹp toàn bích của cảnh vật, cảm xúc của anh cứ rộn ràng, rung lên nhiều cảm xúc khó tả "tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào...tôi tưởng như chính mình vừa tham gia vừa khám phá thấy chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Trong giờ phút thăng hoa cuối cùng cái đẹp anh cảm nhận cái đẹp chính là đạo đức".   

Nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài xa
Nhân vật Phùng trong tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài xa

     Cứ nghĩ đó là cảnh tuyệt đẹp của miền biển nhưng một tình huống trớ trêu bất ngờ đã xảy ra. Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu cùng một gã đàn ông thô kệch, dáng độc dữ. Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ,mặt đỏ gay,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy, dùng cái thắt lưng quật tới tấp lên lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến vào nhau ken két. Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn “mày chết đi cho ông nhờ "chúng mày chết đi cho ông nhờ”. “Người đàn bà có vẻ cam chịu nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Bạo lực trong gia đình thuyền chài ấy diễn ra thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”. Hắn đã rút thắt lưng của lính ngụy ngày xưa ra đánh vợ một cách tàn bạo để giải toả những ấm ức, cơ cực của cuộc sống. Phùng còn chứng kiến thằng Phác, đứa con trai của gia đình giật chiếc thắt lưng mà quật lại cha vì quá thương mẹ. Phút chốc Phùng xót xa, cay đắng nhận ra: cái xấu, cái ác, cái bi kịch trong gia đình thuyền chài kia, nó giống như một thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công săn đuổi, bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.     

Nhập mật khẩu để xem tiếp.