Bài 1 Trang 104 SGK Lịch sử 11. Lập niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế gới hiện đại ( phần từ năm 1917 - 1945)
Lập niên biểu về những sự kiện chính của lịch sử thế gới hiện đại ( phần từ năm 1917 - 1945)
NƯỚC NGA – LIÊN XÔ |
|||
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả , ý nghĩa |
2/1917 |
CM dân chủ tư sản thắng lợi |
- Tổng bãi công chính trị ở Pêtơrôgrat. - Khởi nghĩa vũ trang - Nga hoàng thoái vị. |
- Lật đổ chế dộ Nga hoàng, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản. - Cục diện hai chính quyền song song tồn tại, tạo điều kiện chuyển sang cách mạng XHCN. |
10/1917 |
Cách mạng XHCN tháng Mười Nga thắng lợi. |
Khởi nghĩa vũ trang ở Pêtorôgrat, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ Chính phủ lâm thời tư sản. Cách mạng lan rộng và thắng lợi trong cả nước. |
- Thành lập chính quyền Xô viết- nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, xóa bỏ chế độ bóc lột, mở đầu thời kì xây dựng chế độ XHCN. - Tác động mạng mẽ đến PTCMTG, đặc biệt là PTGPDT. |
1818-1921 |
Cuộc đấu tranh XD và BV chính quyền XV |
Xây dựng nhà nước mới, đập tan bộ máy nhà nước cũ, đánh thắng thù trong, giặc ngoài. |
Bảo vệ thành quả của cách mạng tháng Mười Nga, giữ vững chính quyền Xô viết, đập tan âm mưu chống phá cách mạng của các nước đế quốc |
1921-1941 |
Liên Xô xây dựng CNXH |
Công nghiệp hóa XHCN, tập thể hóa nông nghiệp, thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1928-1932) và (1933-1937). |
Từ nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp XHCN, hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp, văn hóa, giáo dục đạt nhiều thành tựu lớn. |
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA |
|||
1918-1923 |
Cao trào CM ở Châu Âu. Khủng hoảng KT, CT ở các nước TB |
Cao trào cách mạng bùng nổ và lan rộng, lên cao ở Đức, Hunggari, Pháp… tiêu biểu là cách mạng dân chủ tư sản tháng 11/1918 ở Đức. |
- Các Đảng Cộng sản thành lập. - Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng. |
1924-1929 |
Thời kì ổn định và tăng trưỏng của CNTB |
Sản xuất tăng trưởng nhanh. Phong trào công nhân tạm thời lắng xuống. |
Kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định. |
1929-1933 |
Khủng hoảng kinh tế trong thế giới TBCN. |
Kinh tế suy sụp, công nghiệp đình đốn, nông nghiệp sa sút, tài chính rối loạn. |
Thất nghiệp tăng cao, mất ổn định chính trị, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Từ khủng hoảnh kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị. |
1933-1939 |
Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng |
- Cải cách kinh tế - xã hội, tiêu biểu là việc thực hiện chính sách mới ở Mĩ. - Phát xít hóa chế độ, gây chiến tranh xâm lược (Đức, Nhật Bản, Italia) |
- Vượt qua khủng hoảng, kinh tế phục hồi và tiếp tục phát triển.
- Nguy cơ chiến tranh, xuất hiện 3 lò lửa chiến tranh thế giới. |
CÁC NƯỚC CHÂU Á |
|||
Thập niên 20 |
Phong trào giải phóng dân tộc lên cao sau CTTG thứ nhất |
- Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới về tổ chức, phạm vi. - Xuất hiện khuynh hướng vô sản trong phong trào dân tộc. |
- Giai cấp tư sản nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước. - Các Đảng Cộng sản thành lập, mở ra bước ngoặt trong phong trào giải phóng dân tộc. |
Thập niên 30 |
Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh |
- Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh. - Hợp tác giữa các Đảng Cộng sản và các đảng phái khác. |
- Tập hợp đông đảo các lực lượng cách mạng. - Các Đảng Cộng sản trưởng thành về tổ chức và uy tín lãnh đạo cách mạng ngày càng tăng. |
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI |
|||
1939-1945 |
|
Diễn ra trên khắp các MT: Tây Âu, Xô - Đức, Bắc Phi, Châu Á – TBD 72 nước trên TG trong tình trạng CT. |
- CNPX thất bại hoàn toàn. Đồng minh thắng lợi. - Chiến tranh làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. |