Bài 4, thực hành: Xác định các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Trung bình: 4,31
Đánh giá: 36
Bạn đánh giá: Chưa

Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên các hình 2.2, 2.3 và 2.4


a) Hình 2.2: Bản đồ Công nghiệp Việt Nam

  1. Tên bản đồ: Bản đồ công nghiệp điện Việt Nam.
  2. Nội dung bản đồ: Thể hiện sự phân bố các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các trạm biến áp và đường dây tải điện 220 KV, 500 KV.
  3. Phương pháp biểu hiện: Phương pháp kí hiệu, phương pháp kí hiệu đường, phương pháp nền chất lượng.
  4. Phương pháp kí hiệu: Thể hiện vị trí, tên nhà máy, số lượng, quy mô các nhà máy thủy điện và nhiệt điện trên bản đồ. Thể hiện vị trí, quy mô các trạm biến áp.
    1. Phương pháp kí hiệu theo đường: Thể hiện hệ thống đường dây 220KV và 500KV, hệ thống sông ngòi và đường biên giới giữ VN và các nước láng giềng.
    2. Phương pháp nền chất lượng: Ngôi sao màu xanh - nhà máy thủy điện, ngôi sao màu đỏ - nhiệt điện, ngôi sao màu trắng - nhà máy thủy điện đang xây dựng, đường màu đỏ - đường dây 500KV, đường màu đen - đường dây 220KV...

b) Hình 2.3: Gió và Bão Việt Nam.

- Tên bản đồ: Bản đồ gió và bão Việt Nam.

- Nội dung bản đồ: Thể hiện sự hoạt động của gió và bão Việt Nam.

- Phương pháp biểu hiện:

+ Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: Biểu hiện hướng di chuyển, tốc độ thổi của gió; hướng di chuyển, tần suất hoạt động của bão.

+ Phương pháp nền chất lượng: Biểu hiện mũi tên màu xanh -  gió mùa mùa đông, mũi tên màu đỏ - gió mùa mùa hạ, mũi tên màu gạch - gió tây khô nóng.

c. Hình 2.4: Bản đồ Phân bố dân cư châu Á

- Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu Á.

- Nội dung bản đồ: Thể hiện sự phân bố dân cư của châu Á (quy mô các đô thị, mật độ dân số).

- Phương pháp biểu hiện: Phương pháp chấm điểm.

- Biểu hiện các đặc tính của đối tượng địa lí:

+ Thể hiện các vùng có dân cư tập trung đông đúc và vùng có dân cư thưa thớt ở châu Á.

+ Vị trí và quy mô các đô thị lớn ở châu Á. (đô thị trên 8 triệu dân và đô thị từ 5 – 8 triệu dân).