Bài 23 THỰC HÀNH - Bài tập 2 SGK Địa lý 12
Cho bảng số liệu:
Bảng 23.2. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm | Cây công nghiệp hàng năm | Cây công nghiệp lâu năm |
1975 | 210.1 | 172.8 |
1980 | 371.7 | 256.0 |
1985 | 600.7 | 470.3 |
1990 | 542.0 | 657.3 |
1995 | 716.7 | 902.3 |
2000 | 778.1 | 1451.3 |
2005 | 861.5 | 1636.6 |
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ năm 1975 – 2005.
b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp?
* Để phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian 1975 - 2005, cũng như phục vụ cho câu hỏi b), cần tính toán, xử lí số liệu, lập thành bảng cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp.
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệpở nước ta, giai đoạn 1975 - 2005(Đơn vị: %)
Năm | Cây công nghiệp hàng năm | Cây công ngiệp lâu năm |
1975 | 54,9 | 45,1 |
1980 | 59,2 | 40,8 |
1985 | 56,1 | 43,9 |
1990 | 45,2 | 54,8 |
1995 | 44,3 | 55,7 |
2000 | 34,9 | 65,1 |
2005 | 34,5 | 65,5 |
a. Nhận xét:
- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng khá nhanh từ 382,9 nghìn halên 2495,1 nghìn ha (tăng gấp 6,5 lần).
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hằng năm:
+ Cây công nghiệp lâu năm tăng từ 172,8 lên 1633,6 nghìn ha (tăng gấp 9,4 lần).
+ Cây hằng năm tăng từ 210,1 lên 861,5 nghìn ha (tăng gấp 4 lần).
- Về sự thay đổi cơ cấu diện tích:
+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp hằng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống 34,5% (2005).
+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1 % (1975) lên 65,5 % (2005).
b. Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây công nghiệp:
- Trong những năm sau đổi mới, nước ta hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhằm khai thác thế mạnh từng vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta, vì vậy mà diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng lên nhanh chóng.
- Cây công nghiệp hằng năm vẫn tiếp tục được phát triển nhưng ít hơn so với cây công nghiệp lâu năm.