Câu 2, trang 18, sgk Ngữ văn 12
Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu
Phát triển qua ba chặng đường
a. Chặng đường từ 1945 - 1954
* Nội dung :
- Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến và ca ngợi những tấm gương vì nước quên mình.
- Vhọc gắn bó sâu sắc với đời sống kháng chiến :
+ Vhọc hướng tới đại chúng.
+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
* Thể loại :
- Truyện ngắn và kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp: kí Trần Đăng, Nam Cao, truyện của Nam Cao, tiểu thuyết Nguyên Ngọc, Võ Huy Tâm...
- Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc: thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu....
- Kịch, lí luận nghiên cứu phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có một số tác phẩm có ý nghĩa và đáng chú ý: kịch của Nguyễn Huy Tưởng, Học Phi, nghiên cứu của Trường Chinh, Nguyễn Đình Thi, Hoài Thanh...
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964
* Nội dung :
- Ca ngợi sự thay đổi của đất nước và con người.
- Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng.
- Cảm hứng chủ đạo : lãng mạn
* Thể loại :
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống: Nguyễn Khải với Mùa Lạc, Kim Lân với Vợ nhặt, Nguyễn Tuân...
- Thơ phát triển manh mẽ, có nhiều tập thơ xuất sắc: thơ Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi...
- Kịch dần phát triển, có nhiều tác phẩm đáng chú ý: kịch của Học Phi, Nguyễn Vũ, Lộng Chương, Đào Hồng Cẩm....
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
* Nội dung :
Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
* Thể loại :
- Văn xuôi khắc họa thành công hình ảnh con người VN bất khuất, kiên cường, anh dũng: văn xuôi Nguyễn Thi, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu...
- Thơ đạt được những thành tựu suất sắc, là bước tiên bộ mới của nền thơ VN hiện đại: Thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Bằng Việt....
- Kịch có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn.
* Các em hs cần LƯU Ý: Bộ phận Văn học vùng địch tạm chiếm tức là văn học dưới chế độ thực dân ( cũ và mới), trong đó một số tác giả có tác phẩm tiêu biểu như: Sơn Nam, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vũ Bằng....