Bài 8 trang 65 SGK Sinh học 12. Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24.
Bộ lưỡng bội NST của một loài sinh vật có 2n = 24.
a) Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội và thể tứ bội?
b) Trong các dạng đa bội trên, dạng nào là đa bội lẻ, dạng nào là đa bội chẵn?
c) Nêu cơ chế hình thành các dạng đa bội trên.
Theo đề bài ta có số lượng NST của loài 2n = 24 → n = 12. Vì vậy, ta có:
a) Số lượng NST được dự đoán ở:
- Thể đơn bội n = 1 x 12 = 12.
- Thể tam bội 3n = 3 x 12 = 36.
- Thể tứ bội 4n = 4 x 12 = 48.
b) Trong các dạng đa bội trên, tam bội là đa bội lẻ, tứ bội là đa bội chẵn.
c) Cơ chế hình thành:
- Thể tam bội: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. Khi thụ tinh giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n.
- Thể tứ bội có thể hình thành nhờ:
+ Nguyên phân: Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, các NST đã tự nhân đôi nhưng không phân li dẫn đến hình thành thể tứ bội 4n.
+ Giảm phân và thụ tinh: Trong quá trình phát sinh giao tử, sự không phân li của tất cả các cặp NST tương đồng dẫn đến hình thành giao tử 2n.
Thụ tinh: 2n + 2n → 4n.