Câu 3 trang 200, SGK Địa lí 12.

Trung bình: 4,21
Đánh giá: 19
Bạn đánh giá: Chưa

Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.


So sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

a. Điểm giống nhau

- Thế mạnh

+ Đều có những thuận lợi về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng biển, sân bay, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong nước và quốc tế).

+ Là nơi tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu,... và đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học - kĩ thuật hàng đầu của đất nước.

- Thực trạng:

+ Cả ba vùng đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

+ Cả 3 vùng đều có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực với tốc độ khá nhanh.

+ Là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước. Đóng góp 64,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu và thu hút phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào nước ta, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ phía Bắc.

b. Điểm khác nhau.

Điểm khác nhau Vùng KTTĐ phía Bắc   Vùng KTTĐ miền Trung Vùng KTTĐ phía Nam
Thế mạnh

  - VTĐL thuận lợi để giao lưu trong và ngoài nước.

- Có thủ đô Hà Nội và trung tâ, kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt là hệ thống GTVT với QL 5 và QL 18.

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động cao.

- Các ngành kinh tế phát triển sớm, cơ cấu ngành đa dạng...

- VTĐL chuyển tiếp từ vùng

phía Bắc sang phía Nam.

Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào với cảng cảng, sân bay như Đà Nẵng, Phú Bài...

- Có Đà Nẵng là trung tâm KT, đầu mối GTVT và TTLL của vùng.

- Có thế mạnh về khai thác tổng hợp TN biển, khoáng sản và rừng.

- VTĐL là bản lề giữa Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ với ĐB sông Cửu Long.

- TNTN giàu có như dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ tổ chức cao.

- Cơ sở vật chất và kĩ thuật tương đối tốt và phát triển đồng bộ. 

- Có TP. Hồ CHí Minh là trung tâm KT, VH, GTVT của vùng.

- Có thế mạnh về khai thác tổng hợp TN biển, rừng, khoáng sản...

Thực trạng

- Là vùng KT phát triển thứ 2 cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng KT khá cao: 11,2%.

- Chiếm 18,9% tổng GDP cả nước.

- Cơ cấu GDP:

+ Nông - lâm - ngư: 12,6%.

+ CN - XD: 42,2%.

+ Dịch vụ: 45,2%.

- Chiếm 27,0% kim gạch XK cả nước.

- Các trung tâm CN: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương...

- Là vùng KT kém phát triển nhất trong 3 vùng KTTĐ.

- Tốc độ tăng trưởng KT khá nhanh nhưng vẫn còn thấp: 10,7%.

- Chiếm 5,3% tổng GDP cả nước.

- Cơ cấu DGP:

+ Nông - lâm - ngư: 25,0%.

+ CN - XD: 36,6%.

+ Dịch vụ: 38,4%.

- Chiếm 2,2% tổng kim gạch xuất khẩu cả nước.

- Các trung tâm CN: Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn...

 

- Là vùng KTTĐ phát triển nhất cả nước.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với 11,9%.

- Chiếm 42,7% tổng GDP cả nước.

- Cơ cấu GDP:

+ Nông - lâm - ngư: 7,8%.

+ CN - XD: 59,0%.

+ Dịch vụ: 33,2%.

- Chiếm 35,3% tổng kim gach xuất khẩu cả nướ.

- Các trung tâm CN của vùng: Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu...