Câu 3 trang 43, SGK Địa lí 10.

Trung bình: 4,38
Đánh giá: 56
Bạn đánh giá: Chưa

Dựa vào bảng 11 và hình 11.3, trình bày và giải thích sự thay đổi biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ, theo vị trí gần hay xa đại dương. 

BẢNG 11. SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC.

        Vĩ độ               Nhiệt độ trung bình năm (0C)           Biên độ nhiệt năm (0C)
          00                          24,5                       1,8
        200                          25,0                       7,4
        300                          20,4                     13,3
        400                          14,0                     17,7
        500​​​​​​​                            5,4                     23,8
        600​​​​​​​                          - 0,6                     29,0
        700​​​​​​​                        - 10,4                     32,2
        .....                       ..............                  ...........

Câu 3 trang 43, SGK Địa lí 10.


Sự thay đổi biên độ nhiệt theo vĩ độ và theo vị trí xa hay gần biển.

- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn (từ 1,80C tại vĩ độ 00 tăng lên 32,20C tại vĩ độ 700).

⟹ Nguyên nhân: Càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

- Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt càng tăng:

+ Ớ bờ ven đại dương có biên độ nhiệt thấp nhất (Valenxia: 90C).

+ Tiến vào phía trong lục địa biên độ nhiệt tăng dần (Podơnan: 210C và Vacxava: 230C).

+ Vùng nội địa có biên độ nhiệt cao nhất (Cuốcxcơ: 29 0C).

⟹ Nguyên nhân: Do sự nóng lên và lạnh đi khác nhau giữa lục địa và đại dương.

+ Vùng biển hấp thu nhiệt chậm đồng thời tỏa nhiệt chậm nên chênh lệch nhiệt độ thấp, mặt khác  khí hậu được điều hòa bởi nguồn ẩm dồi dào.

+ Càng vào sâu bên trong, tính lục địa càng tăng: do lục địa hấp thụ nhiệt nhanh và tỏa nhiệt cũng rất nhanh nên chênh lệch nhiệt độ lớn, khí hậu khắc nghiệt.