Câu 3, trang 13, sgk Ngữ văn 10

Trung bình: 4,36
Đánh giá: 42
Bạn đánh giá: Chưa

Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng


Con người Việt Nam qua văn học:

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.

* Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.

+Trong VHDG:

 -Hình ảnh tươi đẹp và đáng yêu của thiên nhiên Việt Nam: núi và sông, đồng lúa và cánh cò, vầng trăng và dòng suối, gió và mây, cây đa, bến nước…à đó là những h.ảnh quen thuộc, gần gũi, gắnbó với con người Việt Nam.

+Trong VHTĐ:

    -Hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng, đạo đức, thẫm mĩ.

+Trong VHHĐ: Hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

2.Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:

- Chủ nghĩa yêu nước- là nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng  của VHVN.

-Trong VHDG, tinh thần yêu nước thể hiện nổi bật qua tình yêu làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn, sự căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.

-Trong VHTĐ, chủ nghĩa yêu nước nó thể hiện chủ yếu qua  ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.

-Trong VHHĐ gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp, lý tưởng XHCN.

Nhìn chung, lòng yêu nước trong VHVN được thể hiện qua:

- Tình yêu quê hương.

- Niềm tự hào về truyền thống v.hoá, dân tộc, lịch sử dựng nước và giữ nước chói lọi những chiến công.

- Ý chí căm thù quân  lược  và tinh thần dám hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc.

3.Con người VN trong quan hệ XH:

-Xây dựng một XH tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm VH đã thể hiện ước mơ về một XH công bằng và tốt đẹp.

-VHDG.-VHTĐ -VHHĐ:

-Trong XH PK và TD nữa PK các nhà văn đã lên tiếng tố cáo phê phán các thế lực chuyên quyền. Bày tỏ lòng cảm thông đối với những người dân bị áp bức.

.Nhân vật của nhiều tác phẩm VH không chỉ là nạn nhân đau khổ của XH áp bức, bất công mà còn là ca ngợi những con người biết đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, quyền sống.

-Từ sau 75, nhân dân ta thực sự bắt tay vào xây dựng CNXH với những lý tưởng nhân đạo cao đẹp. VHVN đã và đang đi sâu phản ánh công cuộc xây dựng cuộc sống mới tuy còn khó khăn , gian khổ nhưng đầy hứng khởi và tin tưởng vào tương lai => góp phần hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo.

4. Con người VN trong quan hệ XH:

- Đề cao ý thức XH, trách nhiệm của công dân, tinh thần hy sinh “cái tôi” cá nhân đến mức khắc kỷ, có thái độ coi thường vật chất, s.sàng hy sinh để bảo vệ đạo nghĩa và lý tưởng, coi trọng cái chết nhẹ tựa lông hồng

- đã có ý thức về quyền sống cá nhân, quyền được hưởng hạnh phúc và t.yêu, ý nghĩa về cuộc sống trần thế.

=> Mục đích cuối cùng là xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hy sinh vì sự nghiệp chính nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỷ của các tôn giáo và đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan