Câu 2, trang 91, sgk Ngữ Văn 10
Các bài 2, 3, 4: Phân tích tiếng cười trong mỗi bài
2. Tiếng cười châm biếm, phê phán
Bài 2:
- Làm trai - đáng sức trai là quan niệm về “chí nam nhi” của người xưa khẳng định vai trò, trách nhiệm của người con trai trong XH
- Nghệ thuật
+ Phóng đại: khom...chống.../ gánh hai hạt vừng
+ Đối: · ý câu 1 ( làm việc lớn) – ý câu 2( yếu đuối)
Câu 2: Vế1 ( ráng hết sức ) - Vế 2( làm việc cỏn con: gánh vừng)
-> Tiếng cười trào lộng, hài hước nhằm chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng nên trai. Đồng thời dùng tiếng cười để nhắc nhở phải làm người cho xứng đáng với thái độ thân tình, nhẹ nhàng.
Bài 3: (mượn lời người vợ thở than về đức ông chồng của mình)
Chi tiết gây cười nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa (anh ta chẳng khác gì con mèo). Đó là loại đàn ông vô tích sự, vô công rồi nghề, không còn phong độ của bậc nam nhi.
-> Cả hai bài ca dao chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong XH.
Bài 4:
- Cấu trúc “chồng yêu chồng bảo”
- Nghệ thuật: Phóng đại; Đối...
-> Làm bật lên tiếng cười hài hước và ngầm chứa một ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng đối với những người phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.