Câu 1, trang 91, sgk Ngữ Văn 10

Trung bình: 4,30
Đánh giá: 86
Bạn đánh giá: Chưa

Đọc bài ca dao số 1, trả lời các câu hỏi sgk


 Tiếng cười tự trào (Bài 1)

- Chủ thể trữ tình: Chàng trai - Cô gái: Họ là người dân lao động nghèo

- Chàng trai - dẫn cưới:   

      + Cưới nàng – anh toan:  dẫn voi
                                               dẫn trâu
                                               dẫn bò

Đó là cách nói giả định (dự định thật là to tát)+ Nhưng  - dẫn  voi / sợ quốc cấm
                - dẫn trâu / sợ ...máu hàn
                - dẫn bò / sợ ...co gân  

Cách nói đối lập: thể hiện sự hóm hỉnh, đáng yêu của chàng trai

+ Miễn là:  Có thú  bốn chân (chuột)- mời làng. Chi tiết hài hước à Bật lên tiếng cười tự trào: tiếng cười hồn nhiên, vô tư, hóm hỉnh.    

- Cô gái – thách cưới:

+ Chàng dẫn thế / em lấy làm sang
+ Nhà em thách cưới - một nhà khoai lang

Lời thách cưới dí dỏm, đáng yêu, vô tư thanh thản mà lạc quan yêu đời.
Lời thách cưới còn thể hiện một triết lí nhân sinh của người lao động: đặt tình nghĩa cao hơn của cải.

* Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Dù trong cảnh nghèo, vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống.
- Nghệ thuật:

+ Lối nói giảm dần: voi > trâu > bò > chuột;  củ to > củ nhỏ > củ mẻ > củ rím > củ hà
+ Lối nói phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
+ Cách nói đối lập: dẫn... > <  sợ...
+ Chi tiết hài hước:  thú  bốn chân = chuột béo Bài ca dao khắc sâu tiếng cười tự trào, tô đậm, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.