THỰC HÀNH - Bài tập 2.

Trung bình: 4,10
Đánh giá: 10
Bạn đánh giá: Chưa

Cho bảng số liệu: 

Bảng 38.2. Số lượng trâu và bò, năm 2005. (Đơn vị: Nghìn con)

Vùng

Cả nước

TD và MN Bắc Bộ

Tây Nguyên

Trâu

2922,2

1679,5

71,9

5540,7

899,8

616,9

a) Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

b) Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ?

- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước ?

- Tại sao ở Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại?


a. Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Công thức tính:

Tỉ trọng thành phần 

- Áp dụng công thức tính:

Tỉ trọng đàn trâu cả nước

- Tương tự ta có bảng số liệu:

Tỉ trọng đàn trâu và bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên (Đơn vị: %)

Vùng Cả nước TD và MN Bắc Bộ Tây Nguyên
Tổng số 100,0 100,0 100,0
Trâu 34,5 65,1 10,4
65,5 34,9 89,6

b. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam để giải quyết các vấn đề.

* Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì :

- Có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên: vùng đồi núi, cao nguyên với các đồng cỏ rộng lớn thuận lợi để chăn thả gia súc lớn (trâu, bò).

- Khí hậu thích hợp với điều kiện sinh trưởng của trâu, bò: vùng TDMN Bắc Bộ khí hậu lạnh phù hợp với điều kiện sống của bò, ngược lại Tây Nguyên khí hậu nhiệt đới nắng nóng thuận lợi cho sự sinh trưởng của đàn trâu.

- Người dân là đồng bào dân tộc ít người, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm chăn thả gia súc lớn.

- Đáp ứng nhu cầu về phân bón, sức kéo cho người dân nơi đây.

- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường và vùng lân cận về thịt, sữa (Trung du Bắc Bộ với thị trường lớn ở Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên với thị trường vùng Đông Nam Bộ).

* Thế mạnh chăn nuôi trâu, bò của hai vùng được thể hiện trong tỉ trọng so với cả nước như sau :

- Về đàn trâu : cả hai vùng chiếm tới 60% trong tổng đàn trâu cả nước (Trung du Bắc Bộ là 57,5% và Tây Nguyên là 2,5%).

- Về đàn bò : hai vùng chiếm 27,3% đàn bò cả nước (Trung du Bắc Bộ là 16,2% và Tây Nguyên là 11,1%).

* Trung du miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì :

- Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu lạnh vào mùa đông, trâu có khả năng chịu rét, ẩm ướt giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả.

- Tây Nguyên có khí hậu khô hạn, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của bò.