Bài 1 Trang 40 SGK Lịch sử 10. Văn hóa thời kì Gúp- ta?

Trung bình: 4,34
Đánh giá: 35
Bạn đánh giá: Chưa

Tại sao nói thời kì Gúp-ta là thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ?


Dưới thời kì Gúp-ta các tôn giáo lớn được hình thành như Phật giáo, Ấn Độ giáo, chữ viết được ra đời và đặc biệt là các công trình kiến trúc cổ đại. Những thành tựu  văn hóa này đã định hình cho văn hóa Ấn Độ phát triển theo hướng thích hợp nhất, có sự lan tỏa và anh hưởng ra bên ngoài. Cụ thể là:

- Phật giáo:

+ Ra đời TK VI TCN, đến thời Gúpta được truyền bá rộng khắp ÂĐ và truyền bá ra bên ngoài.
+ Kiến trúc Phật giáo phát triển: Chùa Hang, tượng Phật bằng đá.

- Ấn Độ giáo (Hinđu giáo):

+ Ra đời khoảng TK đầu CN, tiếp tục phát triển, thờ 4 vị thần: Brama- sáng tạo, Siva- huỷ diệt, Visnu- bảo vệ, Inđra- sấm sét.
+ Kiến trúc ÂĐ giáo: đền bằng đá, các pho tượng thờ thần, thánh bằng đồng..

- Chữ viết: Chữ Brami (chữ cổ, đơn giản) à Nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh thành hệ chữ Phạn- chữ Sanskrit (viết văn, khắc bia).
- Văn học: mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo sâu sắc.
- Văn hoá ÂĐ có ảnh hưởng, lan toả ra bên ngoài, đặc biệt là KVĐNÁ trong đó có VN.

-> Tóm lại: Thời kì Gúpta đã định hình văn hoá truyền thống ÂĐ với nhiều tôn giáo lớn,  những công trình kiến trúc và định hình chữ viết cùng với những tác phẩm văn học làm cho văn hoá ÂĐ có giá trị vĩnh cửu. Người Ấn Độ đã mang Văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài (đặc biệt là khu vực ĐNÁ).