Câu 2. SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG.
So sánh và nhận xét mức độ thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.
Bảng 19. Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo các vùng (Đơn vị: nghìn đồng)
Vùng | 1999 | 2002 | 2004 | |
Cả nước | 295,0 | 356,1 | 484,4 | |
Trung du và miền núi Bắc bộ | Đông Bắc | 210,0 | 268,8 | 379,9 |
Tây Bắc | 197,0 | 265,7 | ||
Đồng bằng sông Hồng | 280,3 | 353,1 | 488,2 | |
Bắc Trung Bộ | 212,4 | 235,4 | 317,1 | |
Duyển hải Nam Trung Bộ | 252,8 | 305,8 | 414,9 | |
Tây Nguyên | 344,7 | 244,0 | 390,2 | |
Đông Nam Bộ | 527,8 | 619,7 | 833,0 | |
Đồng bằng sông Cửu Long | 342,1 | 371,3 | 471,1 |
Qua biểu đồ ta thấy mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giũa các vùng có sự chênh lệch nhau khá lớn.
- Các vùng có thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả mức trung bình cả nước là Đồng bằng sông Hồng (488,2) và Đông Nam Bộ (833) trong đó Đông Nam Bộ có mức thu nhập cao nhất cả nước.
- Các vùng có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước là: Đông Bắc (379,9), Tây Bắc (265,7), Bắc Trung Bộ (317,1), Tây Nguyên (390,2), Duyên hải Nam Trung Bộ (414,9), đồng bằng sông Cửu Long (471).
- Trong đó vùng Tây Bắc có mức thu nhập thấp nhất cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ.
- Thu nhập bình quân đầu người/tháng có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng đồng bằng Đồng bằng sông Hồng (488,2), đồng bằng sông Cửu Long (471) trong khi Đông Nam Bộ là 833 nghìn đồng (gấp gần 2 lần).
- Giữa các vùng núi cũng có sự chênh lệch: Vùng Tây Bắc là 265,7 nghìn đồng, trong khi Đông Bắc là 379,9 nghìn đồng, Tây Nguyên (390,2 nghìn đồng).