Câu 2, trang 27, sgk Ngữ văn lớp 10
Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh/ chị đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên
Ví dụ: Với "Chuyện người con gái Nam Xương" có thể nêu dàn ý như sau:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác phẩm (rút ra từ tập truyện nào? của ai?)
- Ấn tượng lớn nhất của bản thân về tác phẩm là gì? (là tiếng nói lên án chiến tranh phong kiến và chế độ nam quyền. Đồng thời ngợi ca phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ).
2. Thân bài
- Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.
- Nêu cảm nghĩ về mặt nội dung
+ Những nỗi vất vả và đau khổ của Vũ Nương:
-
Phải vất và lam lũ một mình nuôi con khi chồng ra trận; vừa làm mẹ, vừa làm cha
-
Lúc gia đình được đoàn viên lại bị chồng nghi oan, rơi vào tuyệt vọng rồi tự vẫn.
Vũ Nương là một hình tượng đẹp về người phụ nữ đảm đang tháo vát, thuỷ chung. Thế nhưng nàng cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những nỗi đau và sự bất hạnh của người phụ nữ thời phong kiến (nỗi đau từ chiến tranh và từ sự độc đoán của chế độ nam quyền).
+ Hiện thực xã hội và hình ảnh người chồng:
-
Nỗi đau khổ của Vũ Nương do xã hội, chiến tranh phong kiến phi nghĩa: Đó chính là nguyên nhân sâu xa gây ra cảnh li tán và cái chết oan khuất của Vũ Nương.
-
Hình ảnh người chồng: Sự độc đoán và mù quáng của anh chính là nguyên nhân giết chết người vợ thủy chung son sắt của mình.
- Nêu cảm nghĩ về mặt nghệ thuật truyện:
-
Câu chuyện ngắn nhưng giàu kịch tính và có những cách giải quyết tình huống độc đáo, bất ngờ. Vì thế nó gợi ra niềm thích thú và sự say mê cho người đọc.
-
Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì tạo hứng thú cho câu chuyện hấp dẫn người đọc
3. Kết bài
- Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn hay của văn xuôi thời trung đại.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ về cuộc sống và nhất là số phận con người thời phong kiến. Từ đó chúng ta thấy yêu quý và đáng trọng hơn cuộc sống hôm nay