Câu 4, trang 112, sgk Ngữ Văn 10

Trung bình: 4,24
Đánh giá: 17
Bạn đánh giá: Chưa

Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có đặc điểm nghệ thuật như thế nào?

Qua đó, em thấy cách đọc văn học trung đại có gì khác văn học hiện đại?


Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học  từ TK X đến hết TK XIX

1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm

* Tính quy phạm:

- Là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu

- Quan điểm nghệ thuật: coi trọng mục đích giáo huấn của văn học “Thi dĩ ngôn chí” (thơ để nói chí) “Văn dĩ tải đạo” (văn để chở đạo).

- Về mặt hình thức: các thể loại văn học có kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất (những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, công thức).

- Cách sử dụng thi liệu: dẫn nhiều điển tích, điển cố.

VHTĐ thiên về ước lệ, tượng trưng

* Tuy nhiên, các tác giả trong VHTĐ một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo cả nội dung và hình thức biểu hiện.

2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị

- Tính trang nhã: thể hiện ở

+ Đề tài, chủ đề hướng tới cái cao cả, trang trọng hơn là cái bình dị, đời thường

+ Hình tượng nghệ thuật hướng tới cái tao nhã, mĩ lệ hơn là vẻ đẹp đơn sơ mộc mạc.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật là chất liệu ngôn ngữ cao quý, cách diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ hơn là thông tục, tự nhiên.

- Tuy nhiên VHTĐ có xu hướng ngày càng gần với đời sống hiện thực, tự nhiên và bình dị.

3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh  hoa  văn học nước ngoài

* Tiếp thu:  tinh hoa văn học Trung Quốc về: ngôn ngữ, thể loại, thi liệu...

* Sáng tạo:

- Sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở những thành tố của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt

- Việt hoá thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật

- Sử dụng lời ăn tiếng nói, cách diễn đạt của nhân dân trong sáng tác...

Từ những đặc điểm đó, khi đọc văn học trung đại cần lưu ý  phần dịch có tương thích với phần phiên âm chữ Hán( nếu viết bằng chữ Hán) hay không, chú ý các thi liệu Hán học được sử dụng trong tác phẩm, tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, tìm hiểu nét nghĩa tượng trưng... để việc đọc tác phẩm có hiệu quả