Câu hỏi thảo luận trang 125, SGK Địa lí 10.
Em có nhận xét và giải thích sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu?
Quặng |
Các nước có nhiều quặng kim loại màu |
Sản lượng và các nước sản xuất kim loại màu |
Bô xít | Ô - x - trây - li - a, Ghi - nê, Gia - mai - ca, Bra - xin... |
- Sản lượng khoảng 25 triệu tấn nhôm/năm. - Các nước đứng đầu: Hoa Kì, LB Nga, Ca - na - đa, Ô - xtrây - li - a. |
Đồng | Chi lê, Hoa Kì, Ca - na - đa, LB Nga, Dăm - bi - a, Phi - lip - pin, Công - Gô |
- Sản lượng khoảng 15 triệu tấn nhôm/năm. - Chi lê, Hoa Kì, Ca - na - đa, LB Nga, Trung Quốc... |
Niken | LB Nga, Ca - na - đa, Ô - xtrây - li - a, Cu - ba... |
- Sản lượng khoảng 1,1 triệu tấn nhôm/năm. - LB Nga, Ca - na - đa, Ô - xtrây - li - a |
Kẽm | Ca - na - đa, Ô - xtrây - li - a, Hoa Kì, Ấn Độ, Pê - ru, LB Nga... |
- Sản lượng khoảng 7 triệu tấn nhôm/năm. - Ca - na - đa, Ô - xtrây - li - a, Pê - ru, Trung Quốc, Hoa Kì |
Sự khác biệt giữa các nước khai thác quặng và các nước sản xuất kim loại màu:
- Những nước sản xuất nhiều kim loại màu nhất thế giới đều là những nước đang phát triển.
- Các nước đang phát triển tuy có trữ lượng lớn về kim loại màu nhưng lại chỉ là nơi cung cấp quặng tinh (ví dụ: đồng ở Chi-lê, Dăm-bi-a, Phi-lip-pin; bôxit ở Ghi-nê, Bra-xin,...).
- Nguyên nhân: Các nước đang phát triển có trinh độ và công nghệ thấp, trong khi đó quy trình chế luyện phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn,... bởi vì nguyên liệu dùng để luyện kim màu là các quặng có hàm lượng kim loại thường thấp và lại ở dạng đa kim, nên trong quá trình luyện kim, quặng phải qua giai đoạn làm giàu sơ bộ (còn gọi là tuyển quặng), nghĩa là phải lọc bỏ bớt các chất nạp, làm cho hàm lượng kim loại cao hơn. Mặt khác, do tính chất đa kim, quặng đòi hỏi phải được sử dụng tổng hợp, nhằm rút ra tối đa các nguyên tố quý có trong quặng.