Phân tích cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của Tấm trong chuyện Tấm Cám

Trung bình: 1
Đánh giá: 1
Bạn đánh giá: Chưa

          Truyện cổ tích là một trong những thể loại đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc với nhiều câu chuyện hay, mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Ông cha ta đã dùng những câu chuyện cổ tích ấy để giáo dục con cháu, dạy cho con cháu hiểu biết hơn về luật nhân - quả trong cuộc đời. Bên cạnh các câu ca dao, tục ngữ thì truyện cổ tích là thể loại văn học mà những đứa trẻ được tiếp xúc nhiều trước khi đến với thế giới văn chương rộng lớn. Tấm Cám là một câu chuyện hết sức quen thuộc mà có lẽ ai cũng đã một lần nghe qua hoặc đã đọc qua, nó mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc. Nổi bật hơn cả chính là cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của nhân vật Tấm - một cô gái mồ côi hiền lành bị dì ghẻ chèn ép.


          Truyện cổ tích là một trong những thể loại đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc với nhiều câu chuyện hay, mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Ông cha ta đã dùng những câu chuyện cổ tích ấy để giáo dục con cháu, dạy cho con cháu hiểu biết hơn về luật nhân - quả trong cuộc đời. Bên cạnh các câu ca dao, tục ngữ thì truyện cổ tích là thể loại văn học mà những đứa trẻ được tiếp xúc nhiều trước khi đến với thế giới văn chương rộng lớn. Tấm Cám là một câu chuyện hết sức quen thuộc mà có lẽ ai cũng đã một lần nghe qua hoặc đã đọc qua, nó mang đến cho người đọc những bài học nhân sinh sâu sắc. Nổi bật hơn cả chính là cuộc đấu tranh giành và giữ hạnh phúc của nhân vật Tấm - một cô gái mồ côi hiền lành bị dì ghẻ chèn ép.

          Thông thường các truyện cổ tích khác thì cô gái hiền lành cuối cùng cưới hoàng tử và sống một cuộc sống hạnh phúc ở chốn hoàng cung. Nhưng với Tấm Cám, truyện không chỉ dừng ở kết thúc phổ biến đó mà còn tiếp thêm một chặng nữa của cuộc đời nhân vật. Tấm đã trở thành hoàng hậu nhưng vẫn bị mẹ con Cám tiêu diệt. Một cô gái lương thiện, hiếu thảo về nhà trèo cau hái quả cúng cho cha đã bị mẹ con Cám chặt cây giết chết. Tấm vừa ngã xuống, một cô gái mạnh mẽ và quyết liệt hơn sống dậy, hóa thân trở về với cuộc đời, công khai chống lại cái ác đòi hạnh phúc. Cuộc chiến giành giật đó thật gian nan nhưng cũng thật hấp dẫn đối với người nghe, người đọc bởi trong cuộc đời, những gì người mồ côi yếu thế không thể làm được thì cô Tấm đã thay họ trả ân oán đến tận cùng. 

     Khi dì ghẻ sai đi mò tép, Tấm đã bị Cám lừa trút hết tép vào giỏi của mình để nhận thưởng. Tấm ôm mặt khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm một con cá bống. Nhưng khi biết được Tấm nuôi cá bống dưới giếng, mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở cánh đồng xa để giết thịt cá bống. Khi không thấy cá bống nữa Tấm khóc bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường. Vì không muốn cho Tấm đi hội, dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt xong mới được đi. Tấm khóc bụt hiện lên sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Tấm không có lấy một bộ quần áo đẹp để mặc đi hội, tủi thân ngồi khóc bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua lỡ đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu. Mâu thuẫn ở đoạn này chủ yếu xoay quanh sự ganh tỵ, hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Vì là một cô gái hiền lành, một thân một mình nên Tấm luôn trong thế bị động, không thể tự giải quyết xung đột mà phải nhờ đến Bụt. Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu thế. Ở hiền thì ắt sẽ gặp lành, những con người sống chỉ biết nghĩ cho mình, tìm mọi mưu kế để hãm hại người khác rồi cũng sẽ bị trừng phạt. Tấm hiện lên là một cô gái hiền lành, mồ côi, đau khổ tội nghiệp, chỉ biết khóc mỗi khi bị ức hiếp. Mẹ con Cám lười biếng, đố kị, nhẫn tâm nhưng nó chỉ mới dừng lại ở đố kị, ghen nghét, chưa có hành động tiêu diệt. 

     Khi được làm hoàng hậu và ở trong cung, ngày về giỗ cha Tấm bị mẹ con Cám dụ trèo lên cây cau, sau đó chặt gốc cau để Tấm ngã chết, Cám được đưa vào cung thay thế. Tấm chết hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt trên đời. Mẹ con Cám đã giết thịt chim. Tấm hóa thân thành cây xoan đào, tỏa bóng mát cho nhà vua. Mẹ con Cám liền chặt cây, đốt làm khung cửi. Tấm lại hóa thành con ác trên khung cửi, trực tiếp tuyên chiến với kẻ thù . Mẹ con Cám đốt luôn khung cửi. Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc. Ở chặng này, mâu thuẫn xung đột dữ dội, một mất một còn xoay quanh ngôi vị hoàng hậu. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện. Tấm từ một cô gái nhu mì, yếu đuối trở nên mạnh mẽ, can đảm, kiên cường đấu tranh để giành lấy hạnh phúc, diệt trừ cái ác. Mẹ con Cám là những kẻ tham lam, độc ác truy sát Tấm đến tận cùng.

     Bản chất của mâu thuẫn và xung đột xuất phát từ mâu thuẫn trong gia đình phụ hệ dì ghẻ - con chồng. Đây là mâu thuẫn phổ biến trong xã hội. Tấm đại diện cho các nhân vật ở tuyến thiện hiền lành, nhu mì, đau khổ, tội nghiệp luôn nhận được sự giúp đỡ, dám đứng lên chống lại cái ác. Mẹ con Cám lười biếng, nhẫn tâm, độc ác. Thể hiện quan niệm của nhân dân ở hiền gặp lành, ác giả ác báo và ước mơ về một xã hội công bằng. Sau bao lần hóa thân chống lại kẻ thù, Tấm trở về với cuộc đời, với làng quê bình dị, vẫn là cô gái đảm đang khéo léo vởi miếng trầu têm cánh phượng. Nhờ miếng trầu mà nhà vua nhận ra người vợ đảm của mình và đưa Tấm về cung. Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc trong đời sông văn hóa Việt Nam, gắn với phong tục hôn nhân người Việt “Miếng trầu nên dâu nhà người”, “Miếng trầu ăn ngọt như đường, đã ăn lấy của phải thương lấy người”...Miếng trầu mang ý nghĩa giao duyên như vậy đã có mặt trong sự hội ngộ của nhà vua và Tấm. 

     Sự hóa thân nhiều lần rồi trở về với cuộc đời của Tấm là biểu hiện sinh động của quan niệm về công bằng xã hội và hạnh phúc. Người lương thiện luôn nhận được hạnh phúc, còn kẻ ác nhất định bị trừng phạt, đó là quy luật của lòng nhân đạo, tình yêu thương con người. Người lao động không chờ đợi hạnh phúc đẹp và mơ hồ ở cõi nào khác, mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay trên mảnh đất mình từng gắn bó, ở nơi trần thế. Những lần hóa thân ấy của Tấm đã hàm chứa nhiều triết lí dân gian sâu sắc về hạnh phúc. 

      Cuộc chiến đấu giữa Tấm với mẹ con dì ghẻ gian nan và hết sức quyết liệt nhưng cuối cùng Tấm cũng đã chiến thắng. Đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện, của lòng nhân đạo và lạc quan theo quan niệm của nhân dân. Kết thúc có hậu trong truyện cổ tích là biểu hiện tập trung những ước mơ của tác giả dân gian. Hầu hết truyện cổ tích đều kết thúc có hậu, người nghèo sẽ giàu có, người mất vợ sẽ tìm lại được và sống hạnh phúc, người xấu xí, dị dạng trở nên xinh đẹp, người bị áp bức nhiều nhất sẽ bước lên địa vị tối cao, được làm vua hay hoàng hậu... Kết thúc đó mang đến ánh sáng và vẻ đẹp lãng mạn cho truyện cổ tích, làm cho nó có sức hấp dẫn đặc biệt đổi với mọi thế hệ, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái đẹp, cái thiện của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Cô Tấm nghèo khổ, bị hành hạ, chết đi sống lại, cuối cùng đã tiêu diệt cái ác, gặp lại chồng, trở về làm hoàng hậu bên những người dân hiền lành tốt bụng. Kết thúc đó còn mang mơ ước đổi đời của những người lao động nghèo, là bức tranh về một xã hội lí tưởng có “vua hiền, tôi giỏi”. Trong xã hội mơ ước đó, người lao động hiền lành, lương thiện xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

          Truyện xây dựng những mâu thuẫn, xung đột theo hướng tăng tiến, xây dựng hai tuyến nhân vật thiện - ác rõ rệt. Sử dụng các yếu tố thần kì: nhân vật thần kì (Bụt), vật thần kì (Xương cá bống, bầy chim sẻ), những lần hóa thân của Tấm. Qua tác phẩm các tác giả dân gian gửi gắm những quan niệm sâu sắc: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Đồng thời truyện cũng phản ánh những mâu thuẫn xung đội trong gia đình thời cổ. Từ một cô bé mồ côi bị hãm hại phải chết đi sống lại nhiều lần, cuối cùng Tấm vẫn giữ ngôi hoàng hậu đã thể hiện sức mạnh của điều thiện trước cái ác.