Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Trung bình: 1
Đánh giá: 1
Bạn đánh giá: Chưa

          Thạch Lam là một cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam, thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông luôn luôn chứa đựng những tình cảm ngọt ngào, sâu lắng về cuộc sống thường ngày. Những câu chuyện mà ông kể thường không có cốt truyện, nó chỉ xoáy sâu vào nội tâm của nhân vật hay những mảnh đời cơ cực phải sống lầm lủi ngày này qua tháng khác. Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách của nhà văn Thạch Lam. Đó là một bức tranh về phố huyện nghèo của Việt Nam được ông dựng lên, ẩn sâu trong đó là một  niềm cảm thương sâu sắc đối với những con người nơi đây. Đó là điều đã tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm. 


          Thạch Lam là một cây bút nổi tiếng của văn học Việt Nam, thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông luôn luôn chứa đựng những tình cảm ngọt ngào, sâu lắng về cuộc sống thường ngày. Những câu chuyện mà ông kể thường không có cốt truyện, nó chỉ xoáy sâu vào nội tâm của nhân vật hay những mảnh đời cơ cực phải sống lầm lủi ngày này qua tháng khác. Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm mang đậm phong cách của nhà văn Thạch Lam. Đó là một bức tranh về phố huyện nghèo của Việt Nam được ông dựng lên, ẩn sâu trong đó là một  niềm cảm thương sâu sắc đối với những con người nơi đây. Đó là điều đã tạo nên giá trị nhân đạo cho tác phẩm. 

          Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hòan cảnh nào. Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, Thạch Lam không chỉ bày tỏ quan điểm của cá nhân ông mà còn bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc của ông dành cho những kiếp người, những nhân vật trong tác phẩm. Mặc dù sống trong cuộc sống khổ cực, vất vả nhưng tác giả đã phát hiện những phẩm chất tốt đẹp bên trong những con người nơi đây, trân trọng những khát vọng của những kiếp người lao động nghèo, đồng thời sâu kín trong đó là sự lên án một xã hội thực dân Pháp thuộc đang đày ải người dân Việt Nam.

     Bao trùm lên cả tác phẩm Hai đứa trẻ là một cuộc sống cơ cực với những mảnh đời lam lũ, nghèo xơ xác, những kiếp đời tàn giữa phố huyện đầy u tối, thê lương. Cái khung cảnh nơi đây hiện ra ở một thời điểm mà ngày sắp tàn, sắp kết thúc, tuy đẹp đẽ nhưng lại chỉ là chút ánh nắng cuối ngày, chỉ kịp lóe rạng rồi biến vào trong đêm đen, giống như những con người ở đây với khát vọng của họ, gợi ra trước mắt người đọc chúng ra là một nỗi buồn man mác. Trên cái nền cảnh nhá nhem tối ấy, con người hiện lên cũng thật đơn sơ. Hình ảnh của một chị Tí cùng đứa con bày một gian hàng nước còm cõi, một bác Siêu với gánh phở trên vai, hai chị em Liên với cái gian hàng tạp hóa "nhỏ xíu", cụ Thi điên say rượu với tiếng cười khanh khách trong đêm,...Ngòi bút chấm phá của Thạch Lam chỉ điểm vài nét trên bức tranh với gam màu đỏ đen hỗn độn ấy nhưng lại khiến cho chúng ta như thấy được cả một làng quê Việt Nam tiêu biểu cho xã hội ta dưới thời thực dân Pháp đô hộ. Và từ đấy, người ta thấy được nỗi thương cảm của Thạch Lam dành cho con người.

     Giá trị nhân đạo đầu tiên được tác giả thể hiện ở tình cảm xót thương của mình đối với những người sống ở phố huyện nghèo. Ông xót xa cho những “đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ”, “chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Thương mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt tép, tối đến mới dọn hàng nước dưới gốc cây bàng. Cuộc sống của chị vất vả, mòn mỏi, quẩn quanh, leo lét như ngọn đèn của chị, ánh sáng chỉ đủ toả ra một vùng nhỏ mà thôi. Ông thương bà cụ Thi xuất hiện với tiếng cười khanh khách, với dáng điệu đi lảo đảo, động tác uống rượu thì khác lạ “Cụ ngửa cổ ra đàng sau, uống một hơi cạn sạch”. Thương luôn bác phở Siêu bán phở gánh. Thu nhập quá ít ỏi vì phở là món quà xa xỉ phẩm, hàng của bác thật ế ẩm. Thương gia đình bác xẩm. Cuộc sống gia đình bác lay lắt như ngọn đèn trước gió. Gia tài của bác là chiếc đàn bầu và chiếc thau để xin tiền. Cuộc sống của bác bấp bênh. Cái đói, cái chết luôn kề cận. Thương cả chị em Liên, cuộc sống của chị em Liên cũng chẳng khá hơn cuộc sống của mọi người. Cửa hàng tạp hoá của chị em Liên “nhỏ xíu”. Hàng hoá thì lèo tèo mà khách hàng là những người nghèo khó. Ông cảm thương tất cả mọi người sống nơi đây, thương cho cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, tù túng của những con người nơi phố huyện nghèo.

      Song bên cạnh đó, giá trị nhân đạo còn thể hiện ở chỗ Thạch Lam  phát hiện những phẩm chất tốt đẹp bên trong những con người nơi phố huyện nghèo. Họ đều là những người cần cù, chịu thương, chịu khó: Mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dẫu chẳng bán được là bao. Hai chị em Liên thay mẹ trông coi gian hàng tạp hoá. Bác phở Siêu chịu khó bán phở gánh,…Không những là những con người cần cù để lo cho cuộc sống đủ miếng cơm manh áo mà họ còn là những người giàu lòng thương yêu. Dù khốn khó đấy, thiếu thốn nghèo khổ đấy nhưng họ vẫn luôn yêu thương nhau, không vì miếng ăn mà chà đạp, làm hại nhau. Họ còn là những con người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương những con người đồng cảnh ngộ với mình: Liên thương những đứa trẻ con nhà nghèo phải "nhặt nhạnh" trên nền chợ tàn, dù rằng chính chi "cũng chẳng có tiền để cho chúng"...

     Chưa hết, giá trị nhân đạo còn thể hiện ở sự tôn trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp, một tươi lai tươi sáng hơn. Ông trân trọng những hoài niệm trong quá khứ tươi đẹp cunga như mơ ước trong tương lai của chị em Liên "Hai chị em mong ước được thấy ánh sáng của đoàn tàu, nhớ về quá khứ tươi đẹp khi gia đình còn sống ở Hà Nội". Đoàn tàu như đem đến cho hai chị em Liên “một chút thế giới khác”. Ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, âm thanh chan hòa hơn khác với "tiếng trống thu không" quạnh quẽ của phố huyện này. Đồng thời khi ông miêu tả một phố huyện nghèo của Việt Nam thời Pháp thuộc là ông đang lên án chế độ xã hội cũ, không bảo đảm được quyền sống cho con người.

          Giá trị nhân đạo là một trong những phần quan trọng nhất làm nên một tác phẩm hay, có lẽ vì thế mà Hai đứa trẻ đã trở thành một tác phẩm thành công bậc nhất trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Giá trị nhân đạo còn được thể hiện thật sâu sắc trong tác phẩm, tác giả xót thương những con người nghèo khổ, phát hiện và miêu tả được những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, trân trọng những ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của họ. Cùng với những truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ đã góp phần thể hiện sự tài hoa, xuất sắc của Thạch Lam trong viết truyện ngắn trước Cách mạng tháng Tám 1945. Truyện còn lên án một xã hội đầy bóng tối, không cho con người thấy tương lai.