Câu 1 trang 105, SGK Địa lí 11.
Trình bày sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á.
Sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á:
* Vai trò: Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.
* Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
- Trồng lúa nước:
+ Là cây lượng thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á.
+ Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (1985) lên 161 triệu tấn (2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).
+ Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
+ Các Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực – vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.
- Trồng cây công nghiệp:
+ Dùng để xuất khẩu và thu ngoại tệ.
+ Một số loại cây chính: Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
+ Ngoài ra còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.
+ Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.
- Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:
+ Chưa trở thành ngành chính.
+ Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lơn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-lip-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
+ Nuôi gia cầm khá phát triển.
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:
+ Là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.
+ Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn; trong đó 5 nước đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tấn), Phi-lip-pin (2,2 triệu tấn), Việt Nam (1,8 triệu tấn) và Ma-lai-xi-a (1,3 triệu tấn).