Câu 1, trang 19, sgk Ngữ văn 10
Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
Đặc trưng VHDG:
1. VHDG là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng:
-Bất cứ một văn bản nghệ thuật nào cũng được sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ
-VHDG tồn tại và lưu hành theo phương thức truyền miệng: (là ghi nhớ theo kiểu nhập tâm, sau đó nói/ kể/ hát .. cho người khác nghe, xem từ đời này sang đời khác, nơi này sang nơi khác)
-VHDG gắn với diễn xướng dân gian: hào hứng và sinh động .Người ta có thể nói, hát, kể, diễn tác phẩm VHDG.Ở đây một số thể loại có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác .
-Tính truyền miệng làm cho VHDG có nhiều dị bản.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể:
- Không có chữ viết, cha ông ta lưu truyền qua miệng nên nảy sinh ý thức sửa văn bản cho hoàn chỉnh. Vì vậy sáng tác dân gian là sáng tác tập thể.Khác với VH viết – do một cá nhân sámg tác.
-VHDG là tài sản chung của tập thể:mọi người có quyền tham gia sáng tác, bổ sung, sửa chữa->n.nhân tạo ra tính dị bản.(Đường vô xứ Nghệ…Đường vô xứ Huế…)
-Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm VHDG,thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các hoạt động khác của đời sống cộng đồng.