Câu 2, trang 19, sgk Ngữ Văn lớp 10

Trung bình: 4,10
Đánh giá: 21
Bạn đánh giá: Chưa

Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại cơ bản nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ cho mỗi thể loại


Những thể loại cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

1. Thần thoại: Tác phẩm tự sự dân gian, kể về các vị thần, giải thích tự nhiên nhằm thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên, phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của người cổ đại

Ví dụ: Thần trụ trời

2. Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng hình tượng nghệ thuật hoành tráng hào hùng, kể về một hoặc nhiều biến cố lớn trong đời sống cộng đồng cư dân thời cổ đại

Ví dụ: Đăm Săn

3. Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian có sự kết hợp giữa hai yếu tố lịch sử và hư cấu tưởng tượng theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ tôn vinh những người có công với đất nước hoặc phê phán nhân vật lịch sử

Ví dụ:Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

4. Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian được hư cấu để kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân

Ví dụ: Tấm Cám

5. Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, thông qua các ẩn dụ( phần lớn là hình tượng loài vật) để kể chuyện con người, nêu lên các triết lí nhân sinh hoặc kinh nghiệm trong cuộc sống

Ví dụ: Ễch ngồi đáy giếng, Trí khôn của ta đây

6. Truyện cười: Tac phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về các sự việc trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm giải trí, phê phán

Ví dụ: Lợn cưới áo mới

7. Vè: Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, phản ánh những sự kiện mang tính thời sự của làng, nước

Ví dụ: Vè Thất thủ kinh đô

8. Truyện thơ: Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ phản ánh số phận, khát vọng con người về hạnh phúc lứa đôi và công bằng xã hội

Ví dụ: Tiễn dặn người yêu

9. Tục ngữ: Câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, có vần nhịp, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân 

Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

10. Ca dao: Tác phẩm trữ tình dân gian, được sáng tác để thể hiện thế giới nội tâm con người

Ví dụ: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
     Như đứng đống lửa như ngồi đống than

11. Câu đố: Câu nói hặc bài văn vần, mô tả vật đố bằng hình ảnh khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm giải trí, rèn luyện tư duy

Ví dụ: Ngả lưng cho thế gian ngồi
Rồi ra mang tiếng con người bất trung( tấm phản)

12. Chèo: Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố t rữ tình và trào lộng, ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán cái xấu

Ví dụ: Quan âm Thị Kính