Câu 2 trang 21, SGK Địa lí 10:

Trung bình: 4,38
Đánh giá: 37
Bạn đánh giá: Chưa

Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.


Khi Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục sinh ra 3 hệ quả:

* Sự luân phiên ngày và đêm:

- Trái Đất hình cầu nên một nửa luôn được chiếu sáng, một nửa không được chiếu sáng.

- Tuy nhiên, do Trái Đất là hình cầu và tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày, đêm.

* Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

- Giờ địa phương: Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (giờ mặt trời).

- Múi giờ: 

+ Giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống xã hội, vì vậy người ta chia bề mặt Trái Đất  làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ (giờ múi).

+ Múi giờ là giờ thống nhất trong từng múi giờ ở các KT giữa của nó.

+ Giờ GMT: là múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế. (đi qua nước Anh)

- Đường chuyển ngày quốc tế:

+ Trên Trái Đất luôn có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch  khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.

+ Đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180 thì lùi lại một ngày; nếu đi từ phía đông sang tây qua kinh tuyến 1800 thì  tăng thêm 1 ngày lịch.

* Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:

- Trái Đất tự quay quanh trục sinh ra lực Côriôlit làm lệch hướng các vật thể chuyển động:

+ Ở bán cầu bắc: vật  chuyển động bị lệch về bên phải.

+ Ở bán cầu nam: vật chuyển động bị lệch về bên trái.

- Lực Côriôlit tác động mạnh đến hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông,...