Câu 2, trang 22, sgk Ngữ Văn 10, tập 2

Trung bình: 4,49
Đánh giá: 116
Bạn đánh giá: Chưa

Câu 2. Tìm hiểu đoạn mở đầu (Từ Từng nghe... đến... chứng cớ còn ghi):

a) Có những chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?

b) Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập?

c) Tác giả đã có cách viết như thế nào để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc? 

(Lưu ý cách dùng từ, sử dụng nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng, cách nêu dẫn chứng từ thực tiễn,...)


a. Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung báo cáo. Nguyên lí này có hai nội dung: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt.

b. Vì sao đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập
Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt được khẳng định một cách chân thực

- Lĩnh vực:

+ Cương vực lãnh thổ: nước Đại Việt ta- núi sông bờ cõi đã chia.

+ Nền văn hiến: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

+ Phong tục: phong tục Bắc Nam cũng khác

+ Lịch sử riêng, chế độ riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập/ Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

+ Hào kiệt: đời nào cũng có

- Các từ ngữ: “từ trước”, “đã lâu”, “vốn xưng”, “đã chia”, “cũng khác” " sự tồn tại hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, có chủ quyền và văn hiến.

ð Hai nguyên lí làm tiền đề đã được khẳng định với thực tiễn đầy sức thuyết phục: ta đã xây nền độc lập để thực hiện việc nhân nghĩa cho dân. Giặc trái với nhân nghĩa nên thất bại, tiêu vong.

c. Để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và đặc biệt các triều đại phong kiến Việt Nam song song với các triều đại phong kiến Trung Quốc.