Câu 3, trang 22, sgk Ngữ văn 10, tập 2
Câu 3. Tìm hiểu đoạn 2 (Từ “Vừa rồi....’ đến “Ai bảo thần dàn chịu được”):
a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào là man rợ nhất?
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.)
a. Những âm mưu và tội ác của kẻ thù:
- Âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh:
“Vừa rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”.
Chữ “nhân”, “thừa cơ” " vạch rõ luận điệu giả nhân giả nghĩa, “mượn gió bẻ măng” của kẻ thù.
Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc.
- Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù:
+ Tàn sát người vô tội: “Nướng dân đen... tai vạ”.
+ Bóc lột tàn tệ, dã man: “Nặng thuế...núi”.
+ Huỷ diệt môi trường sống: “Người bị ép...cây cỏ”.
" Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nhân bản.
Bản cáo trạng đầy sức thuyết phục như một bản tuyên ngôn về nhân quyền vừa cụ thể, vừa toàn diện, có sức khái quát cao về tội ác của giặc
b. Nguyễn Trãi quả là một cây bút viết cáo trạng xuất sắc. Tác giả dùng hình tượng có sức khái quát cao:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,/ Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
Bằng cách này, Nguyễn Trãi như khắc vào trời đất và khắc vào lòng người lòng căm thù muôn đời, muôn kiếp. Cuối cùng, để kết thúc bản cáo trạng, tác giả viết một câu văn đầy hình tượng.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,/ Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”
Đây là nghệ thuật dùng “cái vô cùng” để nói về “cái vô cùng”.