Câu 4, trang 23, sgk Ngữ văn 10, tập 2
Câu 4. Tìm hiểu đoạn 3 (Từ “ta đây” đến“cũng là chưa thấy xưa nay”)
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết có những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Hình tượng chủ tướng Lê Lợi: hình tượng tâm lí, được miêu tả bằng bút pháp chủ yếu: tự sự- trữ tình.
+ Cách xưng hô: “ta” " khiêm nhường.
+ Nguồn gốc xuất thân: chốn hoang dã nương mình
" bình thường " người anh hùng áo vải.
+ Có một nội tâm vận động dữ dội (diễn tả qua hàng loạt các từ miêu tả tâm lí, sự biến động nội tâm con người: ngẫm, căm, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn vì giận, đắn đo, trằn trọc, mộng mị, băn khoăn, đăm đăm, cầu hiền, chăm chăm).
" Lòng căm thù giặc sâu sắc: “Ngẫm thù lớn... ko cùng sống”, “Quên ăn vì giận...”
" Ý chí, hoài bão cao cả: ngày đêm vượt gian khó, cầu được nhiều người hiền giúp để hoàn thành sự nghiệp cứu nước: “Đau lòng... đồ hồi”, “Tấm lòng cứu nước...phía tả”.
- Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn qua lời bộc bạch của Lê Lợi:
+ Quân thù: đang mạnh, tàn bạo, xảo trá.
+ Quân ta: lực lượng mỏng (Khi Khôi Huyện quân ko một đội), thiếu nhân tài (Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu/ Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần/ Nơi duy ác hiếm người bàn bạc), lương thảo khan hiếm (Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần).
- Sức mạnh giúp ta chiến thắng:
+ Tấm lòng cứu nước.
+ Ý chí khắc phục gian nan.
+ Sức mạnh đoàn kết: “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “nhân dân bốn cõi một nhà”.
+ Sử dụng các chiến lược, chiến thuật linh hoạt: “Thế trận xuất kì...địch nhiều”.
+ Tư tưởng chính nghĩa: “Đem đại nghĩa...thay cường bạo”.
b. Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Với giọng văn tung hoành, cuồn cuộn khí thế như một bản anh hùng ca chiến thắng; với những hình ảnh so sánh tương phản độc đáo, tác giả đã miêu tả thành công khí thế chiến thắng của quân ta và sự thất bại thảm hại của giặc Minh. So sánh qua sơ đồ sau:
Nghĩa quân Lam Sơn |
Quân Minh |
- Sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay; thừa thắng ruổi dài... |
- Nghe hơi mà mất vía; nín thở cầu thoát thân, máu chảy thành sông; thây chất đầy nội |
- Đưa lưỡi dao tung phá; bốn mặt vây thành; người hùng hổ; kẻ vuốt nanh gươm mài đá, voi uống nước, sạch không kình ngạc, tan tác chim muông, cơn gió to, tổ kiến hổng |
- Lê gối dâng tờ tạ tội: trói tay tự xin hàng: thây chất đầy đường; máu trôi đỏ nước; máu chảy trôi chày; thây chất thành núi; cỏ nội đầm đìa máu đen |
Đó là những hình ảnh “thể hiện quy mô vũ trụ khổng lồ của sức mạnh chính nghĩa” (Trần Đình Sử). Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tương phản, tác giả còn sử dụng nghệ thuật liệt kê, trùng điệp, câu văn, nhịp điệu dài ngắn đan xen, sự biến hoá linh hoạt, tài tình tạo nên âm hưởng vừa hào hùng vừa mạnh mẽ, vừa gợi cảm tráng ca, vừa khắc hoạ khí thế rung trời, chuyển đất của nghĩa quân, vừa khắc hoạ sự tan tác tơi bời của quân giặc.
- Từ hình tượng đến ngôn từ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đậm tính chất anh hùng ca. Những hình tượng phong phú, đa dạng được đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên. Câu văn khi ngắn, khi dài biến hoá linh hoạt mà nhạc điệu chung là dồn dập, sảng khoái, bay bổng. Đó là nhịp của triều dâng, sóng dậy, hết lớp này đến lớp khác.