Câu 3 trang 140, SGK Địa lí 10.

Trung bình: 4,32
Đánh giá: 28
Bạn đánh giá: Chưa

Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải?


Điều kiện kinh tế xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.

* Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

- Trước hết, các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Vì vậy, các ngành kinh tế phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành GTVT, ngược lại khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.

- Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển.

+ Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác.

+ Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải.

Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than,...), có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hóa chất, vật liệu dễ cháy,...). 

+ Ở các vùng tập trung các ngành công nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh sẽ phát triển giao thông vận tải đường biển.

- Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.

* Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư (gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,...) đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.
- Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,...).