Câu hỏi thảo luận số 2 trang 101, SGK Địa lí 10.
Dựa vào bảng 26 (SGK trang 101), hãy nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo nhóm nước và ở Việt Nam
BẢNG 26. CƠ CẤU GDP THEO NGÀNH, THỜI KÌ 1990 - 2004 (%)
Khu vực | Năm 1990 | Năm 2004 | ||||
Nông - Lâm - Ngư |
Công nghiệp - Xây dựng |
Dịch vụ | Nông - Lâm - Ngư |
Công nghiệp - Xây dựng |
Dịch vụ | |
Các nước phát triển | 3 | 33 | 64 | 2 | 27 | 71 |
Các nước đang phát triển | 29 | 30 | 41 | 25 | 32 | 43 |
Việt Nam | 39 | 23 | 38 | 22 | 40 | 38 |
Thế giới | 6 | 34 | 60 | 4 | 32 | 64 |
Nhận xét:
- Về cơ cấu GDP (năm 2004):
+ Các nước phát triển: chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành dịch vụ (71%), tiếp đến là công nghiêp - xây dựng (27%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (2%).
+ Các nước đang phát triển: chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (43%), tiếp đến là công nghiệp - xây dựng (32%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (25%).
+ Việt Nam: chiếm ti trọng cao nhất là công nghiệp xây dựng (40%), tiếp đến là dịch vụ (38%), thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (22%).
- Xu hướng chuyển dịch: Trong giai đoạn 1990 - 2004, cơ cấu GDP theo ngành ở các nhóm nước và Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
+ Các nước phát triển: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (từ 3% xuống 2%), công nghiệp - xây dựng (từ 33% xuống 27%) và tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (64% lên 71%).
+ Các nước đang phát triển: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (từ 29% xuống 25%); tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (30% lên 32%) và dịch vụ (41% lên 43%).
+ Việt Nam: giảm tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp (39% xuống 22%); tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng (23% lên 40%); tỉ trọng ngành dịch vụ giữ ở mức ổn định (38%).