Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Trung bình: 5
Đánh giá: 3
Bạn đánh giá: Chưa

        Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.


Phần thân bài hướng dẫn Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

          Nguyễn Tuân là một nhà văn Việt Nam, là một trí thức dân tộc rất mực tài hoa. Ông am tường cả Hán học lẫn Tây học, có lòng say mê thiết tha đối với tiếng Việt. Rất mực đề cao và chú tâm giữ gìn nhân cách nghệ sĩ nên Nguyễn Tuân căm ghét thói xấu xa đê tiện, vô văn hóa. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. Đọc văn ông, người đọc không chỉ khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử...thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Sự nghiệp văn chương của ông không phải là nhà văn thành công ngay từ tác phẩm đầu tay. Ông đã thử qua nhiều thể loại như thơ, bút ký, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưng đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương...Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp, những thú diêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân. Lúc đầu tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao Đàn số 29 năm 1938, sau đó được in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù, xuất bản đầu tiên năm 1940.

Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
Phân tích một cảnh tượng xưa nay chưa từng có trong truyện Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

     Toàn bộ cái tài, cái tâm và khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện tập trung qua canh cho chữ. Đó là cuộc gặp gỡ éo le, trớ trêu giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Xét trên phương diện xã hội, Huấn Cao và tên quản ngục là những kẻ đối địch nhau, là kẻ thù của nhau. Một người đấu tranh để lật đổ cái xã hội hiện hành, một kẻ đại diện cho cái trật tự mà người kia đang muốn đánh đổ. Nhưng trên phương diện tài hoa, nhân cách, họ là những người bạn tri âm, tri kỉ. Một người là nghệ sĩ, sáng tạo cái đẹp, một người biết thưởng thức và tôn trọng cái đẹp. Một người khí phách hiên ngang, cứng cõi, một người ngưỡng mộ khí phách. Đó là nguyên nhân tạo ra cái tân thế kì lạ của các nhân vật: hoàn thành việc cho chữ và xin chữ mà người cho không sung sướng người nhận không mãn nguyện, cả hai đều ngậm ngùi, buồn bã. Hình ảnh '' lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa nghe xèo xèo'' sau khi Huấn Cao hoàn thành việc viết chữ gây ấn tương sâu sắc cho người đọc về sự lụi tắt, không chỉ của lửa đóm mà còn của một sinh mạng vĩ đại. Bản chất nghệ thuật là sáng tạo tự do, nay người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ lại là một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Nghệ thuật giúp cho cái đẹp bất tử, nhưng người sáng tạo nghệ thuật lại là người tử tù đang ở đêm cuối cùng của cuộc đời, chỉ sớm mai người phải vào kinh lĩnh án tử hình. Nghịch lí xót xa ấy khiến cái đẹp trở nên mong manh, quý giá và giờ khắc tạo ra cái đẹp càng trang trọng, thiêng liêng.

     Người nghệ sĩ thư pháp thường viết chữ ở những nơi thư phòng thanh sạch, cao khiết, nay Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong '' buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián''. Và chính trong sự tương phản này lại hàm chứa những tương phản khác mang ý nghĩa sâu sắc '' khói tỏa ra như một đám cháy nhà '' xua đi không khí ẩm thấp của buồng giam, ánh ruốc đỏ rực xua tan đi tăm tối, sự thanh khiết tỏa ra từ tấm lụa trắng tinh, từ mùi thơm ở chậu mực xua đi những thứ tầm thường dơ dáy chốn ngục tù... Sự tương phản sâu sắc thể hiện trong vị thế của người tử tù và kẻ coi tù: Người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng thì uy nghi, đàng hoàng, hiên ngang, đĩnh đạc viết chữ và dạy bảo, khuyên nhũ; Những người có nhiệm vụ giữ tù như thầy thơ lại '' run run bưng chậu mực '' quản ngục ''khúm núm cất những đồng kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên tấm lụa óng''.

     Nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Sự gắn kết ba tấm lòng tri kỉ trước cái đẹp, cái thiện '' một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chắm chú trên một tấm lụa bạch; ba người nhìn bước châm rồi lại nhìn nhau''. Điều đó cho thấy lòng yêu quý cái đẹp đã xáo đi mọi khoảng cách giữa những con người vốn là đối địch. Sự tương phản này cho thấy ý chí phi thường của những con người yêu cái đẹo, dám vượt lên trên mọi sự nghiệt ngã chốn ngục tù để sáng tạo, chiêm ngưỡng và lưu giữ cái đẹp, những con người đã giúp cho cái đẹp ngự trị và tỏa sáng ngay chín nơi chốn của cái xấu cái ác. Trước cái đẹp, cái thiện mọi trật tự thông thường ở nhà tù đã bị đảo lộn không còn người tù và kẻ coi tù, chỉ có Huấn Cao - người cho chữ, người sáng tạo và ban phát cái đẹp và người quản ngục - thiên lương, người xin chữ, người ngưỡng mộ và tiếp nhận cái đẹp. Trật tự mới giữa họ lúc này được thiết lập theo tiêu chí của cái đẹp, cái thiện.

     Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn "thay chỗ ở đi" để có thể tiếp tục sở nguyện cao quý. Trước lời khuyên của người tử tù, tên quản ngục xúc động vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào "kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Muốn chơi chữ phải giữ được cái thiên. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó cỏ thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ tối tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác nhưng không thể chung sống với cái ác. Huấn Cao không chỉ sáng tạo, ban phát cái đẹp mà thông qua sức mạnh kì diệu của cái đẹp, Huấn Cao còn cứu vớt một con người - sự minh chứng sức mạnh cảm hóa cái đẹp.

          Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù thật đặc biệt, đúng là cảnh tượng xưa nay chưa từng có và chỉ một cảnh ấy thôi nói nên biết bao nhiêu điều về vẻ đẹp của con chữ, vẻ đẹp của con người và cả quan niệm về sự sinh tồn của cái thiên lương. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đáo bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: Dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.