Phân tích tâm trạng của Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối trong truyện ngắn Chí Phèo - Nam Cao

Trung bình: 0
Đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Chưa

          Chi tiết tiếng chửi của một thằng say đã mở đầu cho thiên truyện đặc sắc của nhà văn Nam Cao - Chí Phèo. Tác giả đã mở ra một cuộc đời đầy bi kịch của một Chí Phèo hận thù với tất cả, hắn thù cuộc đời, con người và chính cả bản thân hắn. Một Chí Phèo trượt dài trong những cơn say mất hết lí trí. Nhà văn đã dẫn dắt người đọc đến với một cuộc đời đầy đau khổ và rồi cũng kết thúc trong đau khổ. Từ khi sinh ra đã gặp nhiều bất hạnh, rồi lớn lên liên tiếp sống trong những bi kịch. Và một trong những bi kịch lớn nhất của cuộc đời Chí Phèo đó chính là đã tìm được một người thương hắn nhưng cuối cùng cũng bị cự tuyệt.


          Chi tiết tiếng chửi của một thằng say đã mở đầu cho thiên truyện đặc sắc của nhà văn Nam Cao - Chí Phèo. Tác giả đã mở ra một cuộc đời đầy bi kịch của một Chí Phèo hận thù với tất cả, hắn thù cuộc đời, con người và chính cả bản thân hắn. Một Chí Phèo trượt dài trong những cơn say mất hết lí trí. Nhà văn đã dẫn dắt người đọc đến với một cuộc đời đầy đau khổ và rồi cũng kết thúc trong đau khổ. Từ khi sinh ra đã gặp nhiều bất hạnh, rồi lớn lên liên tiếp sống trong những bi kịch. Và một trong những bi kịch lớn nhất của cuộc đời Chí Phèo đó chính là đã tìm được một người thương hắn nhưng cuối cùng cũng bị cự tuyệt.

          Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Xang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam Cao của ông là ghép hai chữ tên tổng và tên huyện. Ông xuất thân từ một gia đình công giáo bậc trung. Cha là Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Mẹ là Trần Thị Minh, vừa là nội trợ vừa dệt vải. Thuở nhỏ, Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Ông là một trong những cây bút viết truyện ngắn rất thành công của dòng văn học hiện thực phê phán trước thời kì Cách mạng. Tác phẩm Chí Phèo là một thành công của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Tác phẩm phản ánh hai mâu thuẫn gay gắt và tiêu biểu nhất trong xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là: Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau và mâu thuẫn giữa bọn cường hào ác bá và người nông dân. Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.

     Cuộc đời Chí Phèo là một chuỗi ngày đau khổ và bất hạnh, từ khi sinh ra hắn đã mồ côi và không nhà cửa. Thế rồi cuộc đời lại biến hắn từ một người nông dân hiền lành, chất phác thành tên tù, tên lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đỉnh điểm tấn bi kịch của Chí là sau khi hắn được gặp thị Nở. Thị Nở đã thức dậy cái lương thiện trong con người hắn, giờ dây hắn thèm khát lương thiện, khao khát được hòa hợp với mọi người, khao khát được chung sống cùng thị Nở. Hắn ước được trở về cuộc sống lương thiện, được làm người lương thiện. Người đọc cứ tưởng chừng như ước mơ, khao khát của hắn sẽ được Thị Nở mở đường nhưng chính Thị lại từ chối tình cảm của hắn và hắn cũng không còn cách nào níu giữ được. Rồi Chí rơi vào bế tắc, tuyệt vọng, hi vọng một tương lai làm người trong phút chốc bỗng hóa hư vô. Chìm đắm trong cơn tuyệt vọng ấy, Chí như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình. Hắn vật vã, đau đớn. Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Tận trong sâu thẳm tâm hồn, hắn ý thức được nỗi đau thân phận của mình. Vì thế, hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Suốt đoạn sau của truyện ngắn chi tiết này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhằm tô đậm niềm khao khát về tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không có lối thoát. 

     Chìm sâu trong bế tắc, Chí càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi quyền làm người của mình, kẻ đã biến mình thành một con "quỷ", bị đẩy ra bên rìa của xã hội. Chí Phèo cầm dao đi nhưng thay vì đến nhà bà cô Thị Nở như dự định, tâm trí đã điều khiển hắn đến nhà Bá Kiến - người đã gây ra bao bất hạnh cho cuộc đời hắn. Khác với các lần trước, lần này hắn đòi Bá Kiến trả cho hắn quyền được trở về làm người lương thiện. Hắn uống rượu đến say khướt rồi hắn đi. Hắn vừa đi vừa lảm nhảm "Tao phải đâm chết nó! tao phải đâm chết nó!". Điều này cho thấy hắn đã thức tỉnh, hắn nhận ra mọi điều, hắn khao khát được trở thành người lương thiện. Hắn đòi lương thiện, nhưng hắn nhận ra chẳng ai cho hắn lương thiện, làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này?. Hắn không thể trở thành người lương thiện được nữa. Hắn biết rằng chỉ còn một cách là giết Bá Kiến rồi tự sát. Hắn giết Bá Kiến không phải vì say rượu mà hắn hiểu rõ được tấn bi kịch của đời mình, hắn bị đẩy vào bước đường cùng khi không thể trở lại thành người lương thiện.

          Tác phẩm khép lại cũng chính là lúc cuộc đời của Chí Phèo khép lại. Hình tượng Chí để lại trong lòng người đọc nhiều niềm xúc động và lòng cảm thông sâu sắc đối với những kiếp người tàn tạ trước Cách mạng tháng Tám. Cuộc đời hắn là những chuỗi ngày bất hạnh mang nặng những tấn bi kịch không lối thoát ra. Từ khi sinh ra, lớn lên hắn chưa bao giờ cảm nhận được một chút tình thương từ người thân, khi gặp Thị Nở cứ ngỡ là sẽ xây đắp được một mối quan hệ lâu dài nhưng cuối cùng cùng cũng bị cự tuyệt, hắn như bị nhấn chìm xuống hố sâu không còn cách nào khác ngoài việc tìm đến cái chết. Qua đó, tác giả cũng lên án, tố cáo một xã hội chà đạp lên quyền sống của con người. Tác phẩm mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp phong kiến thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp, nếu không thay đổi sẽ có rất nhiều Chí Phèo ra đời nữa...