Ý nghĩa hình tượng đoàn tàu trong đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Trung bình: 0
Đánh giá: 0
Bạn đánh giá: Chưa

         Thạch Lam là một nhà văn có lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, các tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng bằng sự bình dị và tinh tế vốn có. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam không thể không kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ, tác phẩm đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật trước những hoàn cảnh cực khổ. Đặc biệt hình ảnh con tàu, đại diện cho một nền công nghệ hiện đại, là tượng đài của sự tiến hóa vượt bậc của xã hội. Sự xuất hiện của con tàu như một điểm sáng rực rỡ, một điểm nhấn để tách rời hai thế giới khác biệt, giữa một bên là nền văn minh tiên tiến, cuộc sống con người no đủ và một bên vẫn là cuộc sống lạc hậu, nghèo khó. 


         Thạch Lam là một nhà văn có lối viết nhẹ nhàng và sâu lắng, các tác phẩm của ông mang đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc đa dạng bằng sự bình dị và tinh tế vốn có. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam không thể không kể đến truyện ngắn Hai đứa trẻ, tác phẩm đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật trước những hoàn cảnh cực khổ. Đặc biệt hình ảnh con tàu, đại diện cho một nền công nghệ hiện đại, là tượng đài của sự tiến hóa vượt bậc của xã hội. Sự xuất hiện của con tàu như một điểm sáng rực rỡ, một điểm nhấn để tách rời hai thế giới khác biệt, giữa một bên là nền văn minh tiên tiến, cuộc sống con người no đủ và một bên vẫn là cuộc sống lạc hậu, nghèo khó. 

        Thạch Lam sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn, là em ruột của hai nhà văn khác nổi tiếng trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm có Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Ngày mới, Sợi tóc,...Ngôn ngữ của Thạch Lam rất đặc biệt, giản dị mà say đắm lòng người. Nghệ thuật ngôn ngữ của ông không hề sáo rỗng, toát lên vẻ bình dị hiếm có. Những tác phẩm của ông thâm trầm và kín đáo, mỗi truyện ngắn lại như những bài thơ hàm súc, cô đọng. Lối kể chuyện của ông đầy tâm tình và tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng và tội nghiệp. Truyện ngắn Hai đứa trẻ rút trong tập Nắng trong vườn (1938), tác phẩm nói lên lòng xót thương đối với những kỷ niệm và ước mơ bình dị, cảm động của những em bé nơi phố huyện nghèo ngày xưa.

     Đêm đã về khuya, hai đứa trẻ trong tác phẩm buồn ngủ ríu cả mắt vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu, bé An trước khi ngủ còn dặn chị đánh thức khi tàu đến. Tàu chưa đến hai đứa trẻ đã nhận thấy dấu hiệu của nó qua sự xuất hiện của người gác ghi. Tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi, đã xúc động khi nghe tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi - trong tâm trí liên tiếng còi trở thành một âm thanh mơ hồ, xao xuyến, ngân vang, tiếng còi dịu dàng trong đêm, trong sự chờ đợi da diết của con người. Thế rồi hai chị em trong choáng ngợp trước hình ảnh ảnh đoàn tàu rầm rộ đi tới, háo hức lắng nghe tiếng dồn dập, tiếng rít mạnh vào ghi, tiếng hành khách ồn ào khe khẽ, quan sát thấy cả một làn khói bừng sáng trắng phía xa. Khi đoàn tàu ngang qua, Liên và An say sưa ngắm nhìn các toa tàu sáng trưng, những toa trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kèn lấp lánh. Và sau cùng khi đoàn tàu xa khuất vào đêm tối, chỉ để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt...chiếc đèn xanh treo trên toa cuối cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre, hai đứa tẻ trẻ ngẩn ngơ dõi theo cái chấm nhỏ của ngọn đèn ấy trong niềm tiếc nuối, khao khát. Bị giam cầm trong bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ, lầm lũi, vô vọng của những người dân nơi phố huyện, Liên nhớ về cuộc sống tươi đẹp trong quá khứ ở Hà Nội, như thể một phản kháng hồn nhiên của tuổi thơ. Liên nhớ thời mẹ còn nhiều tiền- được đi chơi bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ, kỷ niệm đó là vùng sáng lấp lánh. Hà Nội nhiều đèn quá. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo.

     Một thế giới đẹp đẽ, huyên náo đối lập với cái tối tăm, lặng lẽ của phố huyện nghèo: nếu phố huyện tàn tạ, tối tăm thì đoàn tàu sáng trưng và rực rỡ, nếu phố huyện tù đọng, ngưng trệ thì đoàn tàu náo nhiệt và sống động, nếu phố huyện xơ xác nghèo khổ thì đoàn tàu sang trọng và giàu có. Niềm khao khát khiến giờ khắc đoàn tàu ngang qua ga xép nhỏ của phố huyện trở thành một giờ khắc thiêng liêng, trang trọng đến mức bỏ lỡ giờ khắc ấy thì một ngày của hai đứa trẻ sẽ vô nghĩa. Qua khứ đẹp đẽ tương phản gay gắt với cái tối mù mịt. Hoài niệm không chỉ kích thích quá khứ sống dậy, mà còn nhen nhóm bao khát vọng âm thầm về ngày mai, dẫu là một ngày mai mơ hồ. Hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi của cuộc sống. So với trước, chuyến tàu hôm nay vắng khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện bình thường . Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An như nhấn mạnh hơn hình ảnh một cuộc sống đang tàn lụi của những người dân nơi đây. 

     Hai chị em đầy háo hức, say mê dắt nhau đứng dậy để ngắm nhìn đoàn tàu vụt qua. Tuy nhiên, niềm vui chỉ thoáng qua và ngay sau đó là nỗi buồn ập đến day dứt, thấm thía vì sự ngậm ngùi thương cảm chi hiện tại nơi phố huyện nghèo buồn xơ xác mà sự xuất hiện của đoàn tàu chỉ làm rõ sự tương phản đến xót xa. Thực chất, đoàn tàu chỉ lướt qua bên ngoài không gian phố huyện để rồi rất nhanh sau đó, trả phố huyện vào màn đêm mênh mang và yên lặng. Đêm nào đoàn tàu cũng qua, vậy mà đêm nào từng ấy cư dân phố huyện cũng khắc khoải, kiên nhẫn chờ tới lúc đoàn tàu đi qua rồi mới lặng lẽ chìm vào bóng tối sâu thẳm quen thuộc của mình.

          Chuyến tàu đêm đi qua, ta càng thấy thương cảm cho những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện, họ bị cái đói, cái khổ vùi dập trong bóng tối. Nhưng trong bóng tối, trong màn đêm của sự tù túng, nhạt nhoà họ vẫn khát khao hạnh phúc, khát khao một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính cuộc đời mình và mọi người. Ánh sáng của đoàn tàu chở cả những mơ ước nhỏ bé của chị em Liên, của những người dân nơi phố huyện, họ mơ ước một cuộc sống mới, huyên náo và vui vẻ, hạnh phúc và bình yên, họ luôn khát khao vươn mình trước bóng tối với sự mong mỏi về một tương lai sẽ mới mẻ hơn. Chỉ với một chi tiết nhỏ thôi nhưng quả cái nhìn đầy nhân văn của Thạch Lam đã làm cho giá trị của tác phẩm thêm phần sâu sắc.