Bài 2 Trang 19 SGK Lịch sử 10. Tầng lớp trong xã hội cổ đại Phương Đông?

Trung bình: 4,29
Đánh giá: 34
Bạn đánh giá: Chưa

Xã hội cổ đại PĐ gồm những tầng lớp nào? Giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp đó


*  Các tầng lớp trong xã hội cổ đại PĐ

-  Đứng đầu nhà nước là Vua

- Quý tộc: quan lại địa phương, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ (phụ trách lễ nghi tôn giáo). Có nhiều của cải, sống sung sướng dựa vào sự bóc lột của nông dân

- Nông dân công xã: Là bộ phận đông đảo nhất của xã hội, có vai trò to lớn trong sản xuất, nhận ruộng để canh tác, nộp một phần sản phẩm thu được cho Nhà nước; làm các nghĩa vụ khác.

- Nô lệ: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, số lượng ít. Chủ yếu là tù binh, những người phạm tội, mắc nợ. Họ hầu hạ, phục vụ quý tộc.

* Nguyên nhân: Điều kiện từ nhiên là gần các con sông lớn , khó khăn: lũ lụt , khắc phục bằng cách làm thủy lợi , đòi hỏi phải có sô đông người hợp sức (nông dân công xã) và có người đứng đầu quản lí (vua, quý tộc). Điều đó giải thích vì sao nông dân công xã chiếm số lượng đông nhất trong xã hội