Bài 2 trang 95 SGK Hoá học 12. Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?
Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?
Cơ chế ăn mòn điện hóa học: (Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ)
- Sự ăn mòn điện hóa một vật bằng gang (hợp kim Fe - C)(hoặc thép) trong môi trường không khí ẩm có hòa tan khí CO2, SO2, O2... sẽ tạo ra một lớp dung dịch điện li phủ bên ngoài kim loại.
+ Đảm bảo 3 điều kiện: - 2 điện cực khác nhau về bản chất: Fe -C
- Tiếp xúc trực tiếp
- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly: Không khí ẩm
+ Ở cực dương(C,CO2, SO2, O2 ...) xảy ra phản ứng khử: O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit.(độ âm điện O2>C)
O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
+ Ở cực âm(Fe,CO2, SO2, O2 ...) : xảy ra phản ứng oxi hóa:
Fe → Fe2+ + 2e
Những Fe2+ tan vào dung dịch chứa oxi → Fe3+ và cuối cùng tạo gỉ sắt có thành phần Fe2O3.nH2O