Bài tập 2 - Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu.

Trung bình: 4,45
Đánh giá: 56
Bạn đánh giá: Chưa

Cho bảng số liệu

Bảng 29.2. Cơ cấu gía trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (Đơn vị: %)

Vùng 1996 2005
Đồng bằng sông Hồng 17,1 19,7
Trung du và miền núi Bắc Bộ 6,9 4,6
Bắc Trung Bộ 3,2 2,4
Duyên hài Nam Trung Bộ 5,3 4,7
Tây Nguyên 1,3 0,7
Đông Nam Bộ 49,6 55,6
Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,8
Không xác định 5,4 3,5

Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005


* Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:

- Vùng Đông Nam Bộ có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ cao nhất, năm 1996 chiếm 49,6%, đến năm 2005 chiếm 55,6%.

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta qua năm 1996 và 2005 có sự thay đổi:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất (từ 17,1% lên 19.7% và 49,6% lên 55.6%).

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất theo vùng: Trung du miền nui Bắc Bộ (từ 6,9% xuống 4,6%), Bắc Trung Bộ (3,2% xuống 2,4%), Duyên hải Nam Trung Bộ (53% xuống 4,7%), Tây Nguyên (1,3% xuống 0,7%), đồng bằng sông Cửu Long (11,2% xuống 8,8%).

* Nguyên nhân: Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.