Cảm nhận khổ đầu bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận

Trung bình: 4,48
Đánh giá: 1701
Bạn đánh giá: Chưa

    Nếu như Xuân Diệu là thi sĩ của niềm ám ảnh thời gian thì Huy Cận lại là nhà thơ của nỗi khắc khoái không gian. Đọc Tràng giang, chẳng ai có thể phủ nhận rằng Huy Cận chính là nhà thơ buồn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại. Nỗi buồn cố hữu trong tâm hồn cùng với cảm giác lạc lõng trong cảnh đất nước mất chủ quyền mà ông đã viết lên bài thơ Tràng giang sau những chiều dạo chơi bên bến Chèm, Hà Nội. Nỗi lòng ấy, cái tôi ấy được thể hiện rõ ràng nhất trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”


    Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong phong trào thơ Mới 1939-1945, thơ ông mang một nét đặc sắc và giọng điệu riêng, có chiều sâu xã hội cũng như triết lí. Ông làm thơ từ năm 1934, đăng thơ từ năm 1936 và có nhiều tác phẩm tiêu biểu như tập thơ Lửa thiêng (1940), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960),...Tràng giang là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác năm 1939, đăng lần đầu trên báo Ngày nay, sau đó in vào tập Lửa thiêng.

     Ngay từ khổ đầu tiên, Huy Cận đã mở ra trước mắt đọc giả cảnh sông nước mênh mông bất tận:

 Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song

     Cảnh và tình người được thể hiện song song trong từng câu thơ. Con sóng trên mặt nước sông Tràng giang gờn gợn nhẹ nhàng không dứt cũng như nỗi buồn của con người cứ dào dạt đến hết đợt này lại đợt khác. Một nỗi buồn “ điệp điệp “ day dứt lòng người. Với tấm lòng sầu tư ngắm nhìn cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra từng đợt điệp điệp. Dư ba của dòng sông gợi những xao xuyến trong lòng người; nghệ thuật ẩn dụ đã khiến sóng sông hòa với sóng lòng, những gợn sống trên sông triền miên, vô tận như hữu hình hóa những gợn buồn trong lòng người, nhẹ nhàng mà mệnh mang không dứt. Câu thơ của Huy Cận nhấn mạnh tương quan về sắc thái: sóng gợn miên man vô tận cũng như nỗi buồn điệp điệp triền miên da diết khôn nguôi...Còn con thuyền trên sông, nó không phải được chèo lái mà là “ xuôi mái “ tự mình thả trôi theo dòng nước gợi lên sự lênh đênh trôi dạt phó mặc cho dòng nước chảy. Hình ảnh con thuyền đó gợi lên kiếp người nhỏ bé đơn côi với cuộc đời vô định của mình.

Cảm nhận khổ đầu bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận

     Giữa Tràng giang điểm nhìn của tác giả hướng vào con sóng nhỏ gợn trên mặt nước. Sóng tuy rất nhiều nhưng chúng hiện ra rồi lại tan biến vào hư vô mãi mãi như thời gian trôi qua không lấy lại được. Từ xưa tới nay thuyền và nước là hai hình ảnh luôn luôn gắn bó không thể tách rời nhau. Vậy mà giờ thuyền với nước chỉ song song nhau thôi chứ không phải gắn bó lâu dài đi cùng nhau hết đoạn đường sông dài vô tận. Bởi vì nước xuôi trăm ngả thuyền biết theo lối nào. Thuyền – nước như hai đường thẳng song song phân cách nhau không bao giờ có điểm chung mà gặp gỡ, điều này dễ khiến ta liên tưởng đến cảnh chia ly , biệt ly giữa thuyền và con nước chảy bên dưới:

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

      Câu cuối của khổ thơ Huy Cận đã mượn hình ảnh con thuyền cô độc một mình thả trôi trên sông để bộc lộ sự lạc lõng cô đơn, đó đã là một cách sử dụng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu sắc thế nhưng đọc đến câu thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng “ ta mới tận hưởng rõ nét cái tài, cái hay trong thơ của ông. Như nỗi buồn sầu cô đơn ngày càng ăn sâu vào tâm trí nhà thơ mà cái đơn độc nay còn được nhấn mạnh hơn ở sự nhỏ bé giảm dần của sự vật được đưa vào bài thơ. Giữa một dòng sông rộng lớn duy chỉ có con thuyền thôi đã thấy nhỏ nhoi, lạc loài giữa chốn sông nước, nay chỉ có độc một cành củi khô thì nghe sao thật bé nhỏ đến đáng thương.

Nhập mật khẩu để xem tiếp.