Câu 1, trang 79, sgk Ngữ Văn 10
Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật thầy (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:
- Thầy liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?
- Thầy đã giải quyết những tình huống đó ra sao?
- Trong quá trình giải quyết các tình huống, thầy đã bộc lộ cái dốt như thế nào?
Tình huống 1: Được mời về dạy trẻ, thầy nhận không ra mặt chữ- không biết chữ “kê”, học trò hỏi gấp -thầy dạy liều: “Dủ dỉ là con dù dì”.Đây là một điều trái với tự nhiên: “dủ dỉ” đâu phải là chữ Hán, mà trên đời này làm gì có con vật nào là “dủ dỉ, dù dì”. Anh học trò này đã đi đến tận cùng của sự dốt nát thảm hại và liều lĩnh.
->Người đọc cười vì sự dốt nát, nói liều của thầy.
Tình huống 2: Việc bảo học trò đọc khẽ ->làm ta phải bật cười về sự dấu dốt và sĩ diện hảo của anh học trò.
-> Người đọc bật cười vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của thầy.
Tình huống 3: Khấn thổ công nhờ chỉ bảo, được cả ba đài âm dương, thầy đắc ý “bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc to”-bọn trẻ gào to-> dốt về phương pháp (mê tín)……
-> Ngưòi đọc bật cười vì cái dốt vô tình được khuếch đại và được nhân lên. ( khi có thêm nhân vật dốt nữa là thổ công)
Tình huống 4: Chủ nhà phát hiện ra,cái xấu bị lật tẩy,cái dốt của Thổ Công đã bị thầy nhạo báng “ Mình đã dốt Thổ Công nhà nó còn dốt nữa”.Thầy cố tỏ ra cao siêu khi dạy đến ba đời con gà: “Dủ dỉ là con dù dì,dù dì là chị con công ,con công là ông con gà”.
-> Người đọc bật cười vì thói dấu dốt bị lật tẩy, thầy đồ tự phô bày cái dốt của mình.
=>Như vậy, mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là cái dốt và sự giấu dốt; càng che giấu thì bản chất dốt nát càng lộ ra.