Câu 1, trang 93, sgk Ngữ Văn 12
Trình bày suy ngĩ của anh( chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: " Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn"
I. Mở bài
Nêu vị trí ý kiến của Thạch Lam trong giai đoạn văn học 1930-1945.
Trích dần ý kiến đó
II. Thân bài
1. Giải thích (lần lượt từng ý)
a."Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực ” nghĩa là thế nào? Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả.
b. "Tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác", "làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn" nghĩa là thế nào?
– Văn chương vạch trần, phê phán những tệ lậu, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó, đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
2. Bình luận (lần lượt từng ý)
a. Nhà văn Thạch Lam rất tự hào về "vũ khí "của mình.
- Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn học.
- Thấy được cách tác động đặc thù của văn học vào cuộc sống,
c. Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ.
- Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn học.
- Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ. Ông có đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo tâm hồn mình từ con người, nói chung là niềm tin vào một tương lai sáng sủa hơn.
3. Lấy ví dụ chứng minh thực tế( Có thể minh họa bởi tác phẩm của Thạch Lam)
III. Kết bài
Một quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến đó.