Câu 2, trang 48, sgk Ngữ văn 12, tập 2

Trung bình: 4,53
Đánh giá: 154
Bạn đánh giá: Chưa

Tác giả vẫn coi " Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. " . Hãy cho biết:

a. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái  đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?

b. Vì sao trong câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã  không cứu sống  được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói: " Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo"?

c. Câu chuyện của Tnú cũng như của  dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?

d. Các nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa  nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản trong tác phẩm?

 


a. Hình tượng nhân vật Tnú

* Lúc nhỏ

- Tnú đi tiếp tế nuôi cán bộ, làm liên lạc.
   + Mấy năm trời không mất một phong thư.
   + Lựa chỗ thác mạnh mà bơi, xẻ rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây

- Học chữ chậm, lấy đá đập vào đầu cho chảy máu…

=> Tnú là một cậu bé nóng tính, nhanh nhẹn, dũng cảm, trung thành với cách mạng, không sợ hi sinh.

* Lúc trưởng thành

- Ngoại hình: rắn chắc, cao lớn đẹp như cây xà nu.
- Là một du kích dũng cảm, kiên cường, vượt ngục về làng cùng

thanh niên mài giáo giết giặc .

- Tnú chứng kiến giặc tra tấn mẹ con Mai

   + Bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay.
   + Hai mắt như hai cục lửa lớn.
   + Hét một tiếng dữ dội, nhảy xổ vào bọn lính.

 Đó là tâm trạng từ tức giận đến căm thù tột độ. Hành động liều lĩnh, bất chấp mạng sống thể hiện tình yêu thương vợ con tha thiết của Tnú.

- Tnú bị bắt và bị đốt mười đầu ngón tay

   + Bình thản, lo không ai thay mình làm cán bộ, tiếc không cùng dân làng đứng lên giết giặc,  không sợ chết
   + Bị đốt mười đầu ngón tay nhưng không hề kêu la, cắn chặt môi đến bật máu .

Sự chịu đựng của một con người kiên cường, bất khuất, căm thù giặc tột độ, có lòng yêu nước và tinh thần trung thành với cách mạng

=> Tnú là một anh hùng, kiên cường, bất khuất, có tình yêu quê hương tha thiết, có cuộc đời đầy bi kịch với những thử thách khắc nghiệt, có lí tưởng và tuyệt đối trung thành với cách mạng.

So với  A Phủ, thì nhà văn đã miêu tả nhân vật Tnú  trong mối quan hệ gắn bó với cộng đồng, giác ngộ cách mạng từ rất sớm

b. Chi tiết Tnú không cứu được vợ con được cụ Mết lặp lại có ý nghĩa

 + Khi chưa cầm vũ khí chiến đấu, thì ngay cả những người thân Tnú không giữ được
 + Cụ Mết khẳng định, đấu tranh cần có vũ khí, đó là con đường duy nhất bảo vệ được những điều thân yêu, thiêng liêng

 Đó chính là chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế xương máu của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí phải ghi nhớ, truyền dạy cho thế hệ sau.

c. Câu chuyện Tnú với dân làng Xô man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, phải chống lại mọi kể thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khí, hi sinh tính mạng.Đấu tranh cách mạng là con đường duy nhất để giành độc lập cho dân tộc ta.

d. Hình tượng cụ Mết, Dít, Heng

* Cụ Mết

- Quắc thước, mắt sáng, ngực căng như một cây xà nu lớn, giọng nói dội vang trong lồng ngực.
- Trầm tĩnh, sáng suốt, quyết đoán.
- Là cầu nối giữa buông làng và Đảng, lãnh đạo dân làng nổi dậy giết giặc.
- Kể lại câu chuyện của Tnú để lưu truyền trang sử bất khuất của dân tộc mình.

 Cụ Mết là linh hồn trong cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man. Cụ là hình ảnh cội nguồn của các dân tộc Tây Nguyên. Là người lưu giữ và truyền kể ngọn lửa truyền thống từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

* Dít

- Gan góc, dũng cảm, là cán bộ cách mạng giàu lòng yêu nước. Tiêu biểu cho thế hệ cách mạng hiện tại.

* Heng

- Heng là hình ảnh của Tnú lúc nhỏ. Là lực lượng cách mạng của thế hệ tương lai.