Câu 1, trang 84, sgk Ngữ Văn 10

Trung bình: 4,05
Đánh giá: 19
Bạn đánh giá: Chưa

a. Hai bài ca dao 1, 2 đều mở đầu bằng " thân em" với âm điệu xót xa ngậm ngùi. Đó là lời của ai, thân phận họ thế nào?

b. Làm rõ nét riêng trong thân phận người phụ nữ qua hình ảnh ẩn dụ trong hai bài ca dao? vẻ đẹp của họ được khẳng điịnh như thế nào?


-Chủ đề:-Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ

-Hình thức mở đầu “Thân em như”; nhấn mạnh, gây sự chú ý, cảm thông  cho thân phận xót xa, ngậm ngùi của người phụ nữ.

-> Lời than thân của người phụ nữ: ngậm ngùi, xót xa. Đây được xem là lời chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

BÀI 1. Hình ảnh so sánh, ẩn dụ:

-“tấm lụa đào”:duyên dáng, mềm mạo, thướt tha, quý báu

-> vẻ đẹp tuổi xuân phơi phới của người  con gái.

Cô gái đã nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp,giá trị của mình ở trong hoàn cảnh hoàn toàn bị phụ thuộc.

- “Tấm lụa đào” – “phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"(Phụ thuộc vào người mua.Người mua phải lật qua lật lại, xem xét kĩ mới quyết định.)

Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp tuổi xuân và giá trị của mình nhưng số phận của họ lại chông chênh không có gì đảm bảo, không biết vào tay ai như món hàng buôn bán.->nỗi lo, nỗi đau thân phận không tự định đoạt hạnh phúc cho mình

-Cảm hứng này được HXH nói đến trong tác phẩm "Bánh trôi nước".

-“Thân em như miếng cau khô,
Người tinh tham mỏng người thô tham dày.”
-“Thân em như tấm lụa điều,
Đã đông kẻ chuộng lại nhiều người ưa”.
-“Em như cây quế giữa rừng ,
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.”

->Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận bị phụ thuộc  của người phụ nữ, mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị và phẩm chất của họ