Câu 5, trang 84, sgk Ngữ Văn 10

Trung bình: 4,13
Đánh giá: 16
Bạn đánh giá: Chưa

Phân tích hình ảnh muối gừng trong bài ca dao số 6


Bài 6:Tình nghĩa của người bình dân.

- “muối” – “gừng” là những gia vị trong bữa ăn của nhân dân, còn là những vị thuốc của dân gian -> hương vị tình người trong cuộc sống.

Liên hệ: “Tay nâng chén muối đĩa gừng,

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”

hoặc: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Nguyễn Khoa Điềm).

+ điệp từ: muối,gừng; số từ:ba năm, chín tháng - thời gian dài, hình ảnh biểu tượng cho  tình nghĩa thuỷ chung, gắn bó sâu đậm của người bình dân xưa.

- Những hình ảnh đó nâng lên thành biểu tượng ca dao. Người bình dân tìm thấy những đặc tính của từng hình ảnh và sự gắn bó tự nhiên giữa các hình ảnh với tình nghĩa con người.

->  Hình ảnh này dành cho những cặp vợ chồng trải qua những khó khăn của cuộc đời mới thấm thía hết được hương vị gừng cay - muối mặn. Hương vị đó trở thành hương vị của tình người: Đôi ta nghĩa nặng tình dày

+ Lối trùng điệp, tiếp nối: nghĩa nặng – tình dày;lục bát biến thể:câu bát có 13 tiếng nhằm khẳng định lòng thuỷ chung son sắt. 

-Trong ngữ cảnh này ta phải hiểu:Gừng và muối qua thời gian vẫn cay, vẫn mặn như tình nghĩa đôi ta son sắt không rời. Bài ca dao có kết cấu theo thời gian. Nếu có xa thì cũng phải  ba vạn sáu ngàn ngày ,nghĩa là một trăm năm, tức là một đời người.tình nặng,nghĩa dày bởi gắn bó cả một đời, một kiếp.

Liên hệ:

Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xun đừng quên nhau.

Muối càng mặn,gừng càng cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày em ơi