Câu hỏi thảo luận trang 110, SGK Địa lí 12.

Trung bình: 4,26
Đánh giá: 31
Bạn đánh giá: Chưa

Đọc bảng 25.2, theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thủy sản nước ngọt; theo cột, hãy trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long ; xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm này.


Đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thủy sản nước ngọt

- Lúa gạo: phân bố chủ yếu ở hai vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, tiếp đến là rải rác ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gần như không có.
- Thủy sản nước ngọt: phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên không phát triển nghề này.

* Các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Hồng: lợn, gia cầm, đay, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, tiếp đến là trâu bò và chè búp.
- Đồng bằng sông Cửu Long: lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, dừa, đay, lợn.

* Xu hướng biến đổi các sản phẩm nông nghiệp:

- Lúa gạo có xu hướng phát triển ngày càng mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long và đây vẫn là vùng chuyên canh lúa gạo lớn nhất cả nước.
- Lợn có xu hướng phát triển ở các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Gia cầm vẫn tiếp tục phát triển ở các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Thủy sản nước ngọt: tiếp tục phát triển mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cũng đang dần phát triển.
- Chè phát triển ở Tây Nguyên.
- Cà phê, cao su vẫn tiếp tục phát triển ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Dừa được trồng nhiều và phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải NamTrung Bộ và gần đây là Đông Nam Bộ.
- Đay có xu hướng tiếp tục phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên đang giảm ở đồng bằng sông Hồng.