Câu hỏi thảo luận trang 145, SGK Địa lí 12.

Trung bình: 4,29
Đánh giá: 17
Bạn đánh giá: Chưa

"Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở".

Hãy chứng minh nhận định trên.


"Trung du miền núi Bắc Bộ có vị trí địa lí đặc biệt, lại nhờ có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở". Vì vùng có:

- Vị trí địa lí đặc biêt:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc, có thể dễ dàng giao lưu với các vùng kinh tế năng động của nước này qua các cửa khẩu (Móng Cái, Thanh Thủy, Lào Cai…).

+ Phía Tây giáp Thượng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn.

+ Liền kề với đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và nguồn lao động lớn nhất cả nước, có Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.

+ Phía Đông là vùng biển thuộc Quảng Ninh có tiềm năng du lịch, giao thông, thuận lợi cho giao lưu phát triển với các vùng trong cả nước và thế giới.

- Mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp với các tuyến giao thông:

+ Cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 2 (Hà Nội – Tuyên Quang – Mèo Vạc), quốc lộ 3 (Hà Nội – Cao Bằng – Thủy Khẩu), quốc lộ 4 (Mũi Ngọc – Cao Bằng – Đồng Văn nối với cửa khẩu Việt – Trung, quốc lộ 6 (Hà Nội – Lai Châu).

+ Các tuyến đường sắt: Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối  với Trung Quốc, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quan Triều.

+ Các cảng biển được xây dựng mở rộng ở vùng ven biển Quảng Ninh: cảng nước sâu Cái Lân, Cẩm Phả, Hòn Gai…nối liền với các khu công nghiệp của vùng.

+ Các cửa khẩu được đầu tư cơ sở hạ tầng, mở cửa hơn.

⟹ Thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với Trung Quốc, Lào và các vùng trong nước.