Bài 1 Trang 129 SGK Lịch sử 12. Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa?
Những khó khăn của cách mạng nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã được Đảng và Chính phủ cách mạng giải quyết như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa?
Khó khăn
- Ngoại xâm: Quân đội các nước dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật lũ lượt kéo vào nước ta.
+ Bắc VT 16: Gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai với danh nghĩa quân Đồng minh tràn vào miền Bắc, gây khó khăn cho chính quyền CM
+ Nam VT 16: Hơn 1 vạn quân Anh kéo vào giải giáp quân Nhật, đã tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta .
+ Cả nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp
- Nội phản: Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống phá CM
- Chính trị: Chính quyền CM non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
- KT: Hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 vẫn còn đe dọa.
- VH: Hơn 90% dân số mù chữ, tồn tại nhiều tệ nạn xã hội.
- TC: Ngân quỹ nhà nước trống rỗng, lạm phát tăng, ngoài ra quân Trung Hoa Dân quốc ép ta dùng tiền (Quan Kim và Quốc Tệ), làm cho tình hình tài chính thêm rối loạn.
Ò Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Cách giải quyết
ND cần nắm |
Biện pháp |
Kết quả/ý nghĩa |
1. Xây dựng chính quyền |
- Ngày 6 – 1 – 1946, hơn 90% cử tri đi bỏ phiếu Bầu cử Quốc hội đầu tiên, cả nước bầu được 333 đại biểu. Sau đó bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. - Ngày 2 – 3 – 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và lập Ban dự thảo Hiến pháp. - Ngày 9 – 11 - 1946. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thông qua - Lực lượng vũ trang được xây dựng: Vệ Quốc đoàn đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam ngày 22 – 5 – 1946. Lực lượng dân quân, tự vệ củng cố và phát triển. |
Thắng lợi của công cuộc tổng XD cq đã giáng một đòn mạnh vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế. |
2. Giải quyết nạn đói |
- Biện pháp cấp thời: Tổ chức quyên góp thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ gạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”, “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”. - Biện pháp lâu dài: Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! tăng gia sản xuất nữa!”; bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân, chia lại ruộng đất công. |
Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói dần dần bị đẩy lùi.
|
3. Giải quyết nạn dốt |
- Ngày 8 – 9 – 1945, Chủ tịch HCM ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. - Từ tháng 9 – 1945 đến 9 – 1946, toàn quốc tổ chức gần 76.000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Các cấp học được khai giảng sớm. Nội dung, phương pháp đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. |
Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đẩy lùi từng bước các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới.
|
4. Giải quyết khó khăn về tài chính |
- CP kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp “Quỹ độc lập” và phong trào “Tuần lễ vàng”. - Kết quả: Đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Qũy độc lập”, 40 triệu đồng vào “ Quỹ đảm phụ quốc phòng”. - Ngày 23 – 11 – 1946, QH quyết định cho lưu hành tiền VN. |
Góp phần ổn định tình hình tài chính và thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta. |