Câu 1, trang 39, sgk Ngữ văn lớp 11

Trung bình: 4,31
Đánh giá: 35
Bạn đánh giá: Chưa

Trong tác phẩm, từ ngất ngưởng được dùng mấy lần? Nêu ý nghĩa của nó trong từng văn cảnh cụ thể?


Bài hát nói dùng từ ngất ngưởng 4 lần: 

- Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng: Sự ngất ngưởng ở đây được hiểu là thế đứng vượt lên trên người khác, tài năng hơn người; khi còn làm quan, tác giả có cả tài năng lẫn chức vị, và luôn tự hào vì điều đó

- Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: Ngày từ quan về quê, ông cũng khác người ở chỗ dám cưỡi " bò vàng", tức là ông hơn người ở chỗ không gò bó mình trong những khuôn phép lễ nghi.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: Những ngày sống ở quê nhà, ông hơn người ở chỗ vượt qua những lễ giáo thông thường để sống an nhàn, vui vẻ, hưởng thụ những thú vui của cuộ sống mà không phải ai cũng muốn là làm được.

- Trong triều ai ngất ngưởng như ông: Từ ngất ngưởng này lại khẳng định phẩm chất của tác giả so với đám quan lại trong triều đinh, nhất là đạo vua tôi. Đó là điều làm nên cái tôi ngạo nghễ ngông nghênh của Nguyễn Công Trứ