Câu 2, trang 24, sgk Ngữ văn lớp 10
Tài năng sủ dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm
Phân tích đề:
- Nội dung: tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương( Bánh trôi nước/ Tự tình II)
- Hình thức: nghị luận văn học: phân tích, chứng minh tài năng của Hồ Xuân Hương trong sử dụng ngôn ngữ dân tộc
- Phạm vi tư liệu dẫn chứng: thơ Nôm Hồ Xuân Hương, văn học dân gian
Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu tác giả, dẫn nhập đến vấn đề cần nghị luận
- Thân bài:
Học sinh có thể triển khai trên những ý chính sau:
+ Nhà thơ được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm bởi sự tinh tế của bà trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc để làm thơ: Nhuần nhuyễn từ khâu gieo vần( Ví dụ trong bài Bánh trôi nước: gieo vần "on" khéo léo- tròn/ non/son thể hiện tốt nét đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ), sử dụng hệ thống từ ngữ thuần Việt một cách khéo léo( các động từ mạnh như xiên ngang/ đâm toạc trong Tự tình II, )
+ Tài năng của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua việc tổ chức hình thức câu thơ về mặt ngôn ngữ rất hợp lí để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm của sự vật( Trơ cái hồng nhan với nước non/ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn...)
+ Hơn ai hết, Hồ Xuân Hương đã sử dụng rất tốt hệ thống các từ ngữ, thành ngữ có nguồn gốc từ văn học dân gian: Thân em/ Bảy nổi ba chìm/ ...
- Kết bài: Đánh giá chung về tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộcủa Hồ Xuân Hương