Câu hỏi thảo luận số 3 trang 139, SGK Địa lí 12.

Trung bình: 4,16
Đánh giá: 19
Bạn đánh giá: Chưa

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hình 31.5 và sơ đồ sau, hãy trình bày về tài nguyên du lịch nước ta.

Câu hỏi thảo luận số 3 trang 139, SGK Địa lí 12.
Câu hỏi thảo luận số 3 trang 139, SGK Địa lí 12.


Tài nguyên du lịch nước ta được chia thành 2 nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn :

Tài nguyên du lịch tự nhiên :

- Địa hình:

+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...

+ Địa hình tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha – Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn...).

- Khí hậu: đa dạng, phân hóa nhiều kiểu khí hậu (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông (Sapa), du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái...

- Nước: gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng

+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể, Dầu Tiếng, Thác Bà....

+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Ninh Thuận)....

+ Nước nóng: Suối bang (Quảng Bình), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...

- Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương…).phát triển du lịch sinh thái.

Tài nguyên nhân văn:

- Di tích : 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 3 di dản văn hóa vật thể (cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn) và 2 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (Cồng chiêng Tây Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế)

- Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.

- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực…