Giá trị nhân đạo qua tác phẩm "Vợ nhặt" Kim Lân

Trung bình: 4,47
Đánh giá: 329
Bạn đánh giá: Chưa

Cái đói chính là kẻ thù của nhân loại. Ta đói một ngày, hai ngày...đã thấy rã rời ấy vậy mà trong thời kì chống giặc ngoại xâm cơn đói ấy triền miên năm này qua năm khác, làm chết hàng triệu đồng bào ta. Cũng chính hiện thực ấy một loạt tác phẩm về cái đói đã ra đời: Tắt đèn ( Ngô Tất Tố), Lão Hạc( Nam Cao), Một bữa no ( Nao Cao)...trong cái đói cái khát ấy sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, làm mất đi nhân cách của một số con người. Nhưng với Kim Lân trong "Vợ nhặt" ông đã để giá trị nhân đạo nổi bật lên.


Phần thân bài phân tích Giá trị nhân đạo qua tác phẩm "Vợ nhặt" Kim Lân

          Kim Lân là cây bút truyện ngắn, thường viết về người nông dân và cũng có những trang văn viết về đặc sắc văn hóa. Ông là mẫu nhà văn "Qúy hồ tinh bất quý hồ đa", viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, ông không chấp nhận sự nhạt nhẽo trong văn học. Chính vì vậy văn của ông rất chân thật và xúc động về cuộc sống người nông dân. Vợ nhặt được in trong tập "Con chó xấu xí" sáng tác trước cách mạng tháng Tám nhưng qua thời kì lưu lạc đến năm 1954 thì được in lần đầu tiên. Truyện viết về người nông dân khốn khổ, nghèo nàn trong nạn đói 1945. 

     Thời kì này chính là khoảng thời gian khốn khó nhất của đồng bào ta. Nạn đói hoành hành, len lõi từng ngõ ngách thôn xóm "người chết như ngã rạ", "không khí vẫn lên muof ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người", "người sống đi lại dật dờ" ,"tiếng quạ kêu"...tất cả bao trùm lên một không gian u ám, tĩnh mịch. "Cái đói tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào" nó hút hết sinh khí nơi đây, đẩy sự sống bên bờ vực cái chết. Hình ảnh "ma" được nhắc lại hai ba lần cho thấy ranh giới giữa địa ngục và trần gian, ánh sáng và bóng tối, sống và chết quá mong manh.

     Tràng cũng là một người nông dân nghèo, là kết quả của nạn đói mà thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây nên. TRong một lần đi đẩy xe gạo, chỉ một câu hát đùa " Muốn ăn cơm trắng mấy giò

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì! "

mà anh đã vô tình nhặt được vợ. Chỉ câu hát đùa như thế nhưng thị lại tưởng thật, hôm sau lại đến đòi trả công. "Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đĩa, thị gầy sọp hẳn đi", cũng chính vì cái đói mà làm thay đổi ngoại hình như vậy. Khi được Tràng mời ăn, hai con mắt của thị sáng hẳn "Ăn thì ăn sợ gì", "thị cắm đầu ăn một chặp bốn bắt bánh đúc liền chẳng thèm chuyện trò gì", "ăn xong thị cầm đũa quệt ngang miệng", hành động thật vô duyên vậy mà Tràng vẫn chẳng để ý gì. Cũng vì cái đói mà làm cho thị mất hết nhân cách của một người phụ nữ, chỉ vì miếng ăn mà đồng ý theo một người dàn ông xa lạ về nhà. Giữa Tràng và thị là hai người xa lạ, không có tình yêu thương gì nhưng vẫn đồng ý dắt thị về cùng. Kim Lân như muốn nhấn mạnh ở trong bất kì hoàn cảnh nào tình người ấm áp vẫn luôn hiện hữu. Sâu trong trái tim Tràng có một lòng thương người vô đáy. Khi lấy được vợ Tràng vẫn phóng khoáng trong chính nỗi cơ cực "hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về..."

     Về đến nhà hắn mời thị ngồi xuống, rồi ra cổng chờ u. Cụ Tứ lê từng bước chân mệt mỏi, nhìn vào trong nhà ngạc nhiên đến lạ: "người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con trai mình thế kia" lại bất ngờ hơn khi người đó gọi mình bằng u. Sau một lúc bà cũng đã hiểu, bà cụ vừa mừng vừa tủi " Trong kẻ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Biết chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không", bà cụ hiện lên với hình ảnh người mẹ từng trải, thấu hiểu và bà đã chấp nhận thị " Ừ, thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau thì u cũng mừng lòng". Bà động viên con làm ăn "vợ chồng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. May ra ông trời cho khá". Bà cụ Tứ thương con, thương dâu vô cùng. Vì suy nghĩ cho cùng trong cuộc đời này tình mẹ luôn là dòng suối mát lành chảy mãi đến cuối đời. Bà lại buồn vì gả vợ vợ cho con lại không thể đàng hoàng, một bữa cơm cúng tổ tiên cũng không có. Và bát cháo cám, bữa ăn cuối truyện cũng làm nổi bật lên tình cảm ấm áp của một gia đình hòa thuận, đói nhưng vẫn đùm bọc, yêu thương lẫn nhau.

     Trong hoàn cảnh khốn khó, nằm bên bờ vực cái chết tác giả vẫn để cho tia hi vọng lóe lên " Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã" nhưng Tràng và thị vẫn mơ về ngày mai tươi sáng. dưới ánh sáng của Đảng như thúc dục ý chí con người bước lên phía trước, nơi có ngọn cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong tương lai. Họ có thể chết nhưng ý chí và khát vọng chưa bao giờ dập tắt.

(Kết bài Giá trị nhân đạo qua tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân)

     Kim Lân xây dựng tình huống truyện đặc sắc, nghệ thuật xây dựng, miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo, nhan đề sáng tạo,...một loạt nghệ thuật được tác giả sử dụng như làm nổi bật lên tình người, tình mẫu tử, khát vọng sống trong tác phẩm. Ánh sáng của Đảng sẽ soi chiếu những tâm hồn ủ rũ của nông dân trong hoàn cảnh khốn khó ấy. M.Gorki từng nói "cái bình thường là cái chết của nghệ thuật" cho nên Kim Lân đã sấng tạo trong việc đặt nhan đề, làm cho nó thêm đặc sắc và hấp dẫn cho tác phẩm, gây tò mò cho đọc giả.