Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt Kim Lân

Trung bình: 4,43
Đánh giá: 37
Bạn đánh giá: Chưa

          Truyện ngắn Vợ nhặt được coi là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Kim Lân, viết về nạn đói khủng khiếp của nhân dân ta năm 1945. Sống trong hoàn cảnh ngột ngạt ấy con người cứ chết dần chết mòn theo từng ngày. Nếu như truyện ngắn Chí Phèo nhà văn Nam Cao để nhân vật của mình bị tha hóa chính vì cuộc sống quá nghèo khổ và khó khăn thì Kim Lân lại làm toát lên tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người cùng khổ. Đói, nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó làm lóe lên những tia sáng về đạo đức và danh dự. Điều đó cũng đúng khi nói về nhân vật bà cụ Tứ.


Hướng dẫn phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt Kim Lân

          Nhân vật bà cụ Tứ không xuất hiện đầu tác phẩm, đến khoảng giữa câu chuyện, Kim Lân mới cho nhân vật ấy xuất hiện như để hoàn chỉnh hơn ý niệm về một gia đình, trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu với người vợ nhặt. Tuy vậy, nhân vật vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi tính cách hiền lành, tấm lòng nhân hậu. Người mẹ bước vào tác phẩm bằng cái dáng "lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng". Ta lại gặp cái dáng gầy gầy, còng còng vì sương gió cuộc đời của người bà quen thuộc. Từ "lọng khọng" đầy sáng tạo và có sức gợi hình, gợi trong tiềm thức của ta một dáng hình còng xuống vì dầm mưa dãi nắng, lo toan, mệt mỏi mưu sinh suốt cả cuộc đời. Tác giả đã gửi trọn tấm lòng kính yêu của mình để cảm thông cùng với những nỗi đau suốt một đời đã đè nặng lên đôi vai mẹ. 

     Khi về đến ngõ bà lại lấy làm ngạc nhiên khi thấy người đàn bà nào lạ ở trong nhà mình. Hàng loạt câu hỏi đã đặt ra trong đầu óc gìa nua của bà. "Người đàn bà nào lại đừng đầu giường thằng con trai mình thế kia? Không phải cái đục mà. Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Phải, bà làm sao ngờ được giữa năm đói lã người, nhà lại nghèo mà con bà lại dẫn về một người vợ! Băn khoăn mãi, khi hiểu ra, "bà lão cúi đầu nín lặng, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con mình." Tâm trạng cứ băn khoăn cho đến khi mọi chuyện được vỡ lẽ thông qua lời xác nhận của con trai : Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ...". Kim Lân đặt nhân vật của mình vào tình cảnh tuyệt cùng thê thảm ở giữa ranh giới sự sống và cái chết, không chỉ thương cảm xót xa mà như một phép tương phản để làm nổi bật lên tâm hồn và sức sống kì diệu. Vì thế chuyện anh Tràng nhặt được vợ với bà là một điều rất đỗi ngạc nhiên. 

     Trong thâm tâm người mẹ già nua, đói khổ ấy lại tồn tại một tình yêu thương con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình " Chao ôi! Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc gia đình ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này- còn mình thì...". Cái buồn, cái tủi lại chan đầy nước mắt, và bà đâm ra khóc vì thương con, thương dâu không biết làm sao để vượt qua cơn khốn khó này "trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rũ xuống hai hàng nước mắt", lí trí đã không ngăn nổi tình cảm. Bao nhiêu ngập ngừng, tủi cực, chua xót dồn nén sau chữ "thì" vô vọng ấy. Bà xót xa vì không thể làm tròn bổn phận của người mẹ, không lo nổi chuyện đại sự cho con. Giờ đây, giữa lúc người chết đói "như ngả rạ", lại có người theo con mình về làm vợ. Người mẹ bị dồn nén vào cảnh túng quẩn, khó xử, không biết lấy gì cúng tổ tiên, trình làng khi con đã có vợ.  

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt Kim Lân
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ nhặt Kim Lân

      Không chỉ thương con trai, bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà đăm đăm nhìn người đàn bà như để nhận mặt người đông hành khốn cùng trong cuộc đời khổ nghèo. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu. Chứng tỏ bà cụ Tứ là một người rất hiểu mình, hiểu người. Nén nỗi lo sợ trong lòng, bà cụ động viên con tin tưởng vào tương lai “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót. “… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Những lời độc thoại cứ như đợt sóng cuộc len trong lòng người mẹ, vừa khắc khoải, dạt dào, vừa bao la, vỗ về đầy tình mẫu tử, hòa trong đó là những rung cảm xót xa trong trái tim nhân đạo của nhà văn Kim Lân. Người mẹ như cố nuốt nước mắt vào trong, cố nén nỗi đau trong lòng để an ủi các con vì tấm lòng nhân hậu ấy sẽ chẳng bao giờ muốn con buồn, chẳng muốn con phải khổ đau. Đó là nỗi thương con của một người mẹ từng trải, hiểu đời và có tình yêu thương con sâu thẳm vì suy cho cùng tình mẹ như dòng suối ngầm chảy mãi chẳng bao giờ khô. 

Nhập mật khẩu để xem tiếp.