Câu 3, trang 42, SGK Ngữ văn lớp 12
Tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập, tự do của nước ta trong phần thứ 2
Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và thông điệp của chính phủ lâm thời Việt Nam
a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
- Tội ác về chính trị.
- Tội ác về kinh tế.
Tố cáo toàn diện tội ác của thực dân Pháp.
* Nghệ thuật:
- Phép lặp cú pháp :Tạo sự dồn dập, chồng chất, tăng dần của tội ác.
- Dùng từ chuyển nghĩa: “tắm” :gây ấn tượng mạn mẽ.
- Điệp từ: “chúng” : kích động lòng căm uất của đồng bào với kẻ thù.
Tác giả phơi bày tội ác của thực dân Pháp rành rọt trước nhân ta và thế giới. Giọng văn đanh thép hùng hồn, lí lẽ xác thực, không chối cãi được , đồng thời thể hiện tình cảm xót thương của tác giả đối với nỗi đau của dân tộc.
b. Bác bỏ luận điệu dối trá của thực dân Pháp:
- Dẫn chứng các sự kiện:
+ Mùa thu 1940
+ Sự kiện ngày 9 tháng 3.
+ Sự kiện Yên Bái, Cao Bằng.
Dẫn chứng, lí lẽ chính xác, sáng tỏ.
- Lặp kết cấu cú pháp:
+ Sự thật là…
+ Sự thật là…
Nhấn mạnh sự thật VN không còn là thuộc địa của P .
Tác giả đã bẻ gãy luận điệu “khai hoá”, :bảo hộ » của chính phủ P với thái đọ cương quyết, đanh thép.
c. Đưa ra thông điệp của chính phủ lâm thời :
- Tuyên bố thoát li hẳn với thực dân P.
- Khẳng định toàn dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập của VN.
Thông điệp đưa ra với thái độ dứt khoát, cương quyết, đanh thép: “thoát li hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất cả”. Thiết tha và mãnh liệt : « Dân tộc đó…tự do !»