Câu 1 trang 9, SGK Địa lí 11.
Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
Những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển:
* GDP/người giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch nhau rất lớn.
- GDP/người của các nước phát triển đều ở mức vài chục nghìn USD (20 000 USD/người đến 45 000 USD/người), trong khi các nước đang phát triển chỉ đạt mức 1000 USD/người đến trên 2000 USD/người.
- Các nước phát triển có GDP/người cao hơn rất nhiều lần GDP/người của các nước đang phát triển.
+ USD/ngườicủa Đan Mạch gấp 405 lần USD/người của Ê-ti-ô-pi-a, gấp 70 lần Ấn Độ, 19 lần An-ba-ni.
+ USD/người của Niu-di-lân gấp 208 lần Ê-ti-ô-pi-a.
* Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các nhóm nước.
- Nhóm nước phát triển có cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế phân hóa mạnh: GDP tập trung cao nhất ở khu vực III chiếm 71%, tiếp đến là khu vực II chiếm 27%, khu vực I chỉ chiếm 2% GDP.
- Nhóm nước đang phát triển có khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng GDP nhưng vẫn còn thấp (chiếm 43%), tiếp đến là khu vực II chiếm 32%, khu vực I thấp nhất trong cơ cấu chiếm 25% nhưng vẫn còn cao.
* Tuổi thọ trung bình: Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao hơn các nước đang phát triển.
- Các nước phát triển có tuổi thọ trung bình cao (72 tuổi) -> cơ cấu dân số già.
- Các nước đang phát triển tuổi thọ trung bình thấp: 65 tuổi (dưới mức cả nước 67 tuổi) -> cơ cấu dân số trẻ.
* Chỉ số HDI: Các nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn các nước đang phát triển.
- Nhóm nước phát triển có chỉ số HDI cao hơn của thế giới (năm 2003 là 0.855).
- Nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp hơn mứcTB thế giới, dưới 0.65 (năm 2003 là 0.694).